Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Số 262

Ngày 1 tháng 5 năm 2024

Home | Giao Mùa (Unicode) | Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc

Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ)

Ban Biên Tập:

Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên

Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương

& TK Trung Kỳ

Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com

Web Counters

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Mong ______ Hàn Thiên Lương
2. Niềm Mơ Quét Lá ______PhamPhanLang
3. Thêm Một Tháng Tư Buồn ______Sương Anh
4. Hơi Lạnh Ðầu Xuân ______ Lê Miên Khương
5. Nỗi Niềm ______ Bạch Liên
6. Quê Sớm ______Ðặng Xuân Xuyến
7. Mẹ Ôi ! ______ChinhNguyên/H.N.T
8. Là Mẹ ______Nguyễn Thị Thanh Dương

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Hai Bà Bán Gà ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn ___________ Tình Hoài Hương
3. Trăng Là Nguyệt ___________ Phan thái Yên
4.Món Nợ Năm Xưa ___________ Kim Loan
5. Ðường Và Muối ___________ Bạch Liên
6.Tự Hỏi Mình ___________ Sapy Nguyễn Văn Hưởng

III . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________

1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Mong 
 

Xứ sở dù xa giữ trọn lòng
Sơn hà gấm vóc mãi ngùi trông.
Lìa xa đất tổ thân lữ thứ
Lạc chốn quê người phận long đong.
Văng vẳng đau hồn lời cố quốc
Âm thầm xót dạ tiếng non sông.
Dù nay chốn cũ mờ sương khói
Mắt lệ lòng thơ vẫn nhớ mong!

18-4-2024

Hàn Thiên Lương


Nhớ

Nhớ nước xa xăm vắng nỗi nhà
Quê hương biền biệt cuối trời xa.
Ðêm về thức giấc đau hồn nước
Khắc lụng nao lòng nhớ dáng cha.
Mãi mãi mơ màng hương cố lý
Luôn luôn mộng tưởng cảnh quê nhà.
Trong ta ấp ủ bao tâm sự
Khắc koải hồn đau  mắt lệ nhóa !

!4-4-2023

Hàn Thiên Lương


Tháng Tư Sầu

Tháng tư sông núi một màu tang
Non nước đau thương khuất cờ vàng
Phố xá phất phơ cây cờ đỏ
Vang đời tiếng khóc nỗi lầm than! 

Người rời áo trận buông tay súng
Mắt dõi non sông lệ xót tràn
Cúi mặt bước đi rời chiến địa
?Hòa bình? đanh chịu cảnh gian nan! 

Có người tự tận giữa sa trường
Dòng máu hùng anh thắm quê hương
Thương người chinh phụ hai tay trắng
Ðỡ khách chinh nhân lỡ độ đường! 

Có những mẹ già chờ con mãi
Lần bước tĩm con chốn nghĩa trang
Thấp nén nhang buồn trên mộ vắng
Hồn con phiêu bạt chốn non ngàn! 

Có tháng nào sầu hơn tháng tư
Tháng tư về mãi đến bây giờ
Gợi bao kỷ niệm buồn tang chế
Sông núi bao năm vẫn mịt mờ!
 
                                                   
Hàn Thiên Lương 
Mục Lục


2. Niềm Mơ Quét Lá Xin mời nghe Niềm Mơ Quét Lá - Thôi Em Trong mùa Quốc Hận năm nay, PL xin mời nghe hai ca khúc do Ns Mộc Thiêng phổ nhạc từ hai bài thơ Niềm Mơ Quét Lá của PhamPhanLang và Thôi Em của GS Ngô Ðức Diễm (cảm tác từ bài Niềm Mơ Quét Lá), Ns Quang Ðạt hòa âm và hai ca sĩ Diệu Hiền & Duy Cao trình bày. Xin mời nghe. https://www.youtube.com/watch?v=BMqXync8za0&list=PL-PjETWb5itz6PbCDfGIQtu0Y0f-1IAMG&index=61 NIỀM MƠ QUÉT LÁ Chiều chiều tôi quét lá vàng Hốt mùa Thu rụng lòng mang nỗi sầu Nước non giờ đã chìm sâu Trong tay quỷ dữ còn đâu mà về Nghẹn ngào trong nỗi tái tê Lá vàng quét mãi ngày về còn xa Dù cho đất nước phong ba Lòng tin quang phục không nhòa trong tim Ngày ngày quét lá tôi tìm Dư âm ngày cũ nỗi niềm đầy vơi Cầu xin khấn nguyện với Trời Một mai non nước rạng ngời ánh quang PhamPhanLang THÔI EM Thôi! Em đừng quét lá vàng Ðể hồn thu đọng trên hàng mi cong Thương đời hận nước nhớ chồng Lỡ làng ôi ! Vết thương lòng cũng vơi Vàng thôi quét lá thôi rơi Ngưng cơn bão nổi bời bời gió đông Ngày về ai chẳng ngóng trông Quê hương còn đó tang bồng còn đây Ðêm đêm đốt nến chấp tay Nguyện cầu qủy dữ tới ngày diệt vong Dư âm ngày cũ còn nồng Gót em nhẹ lướt nối vòng tay thương Ngô Ðức Diễm Xin kính chúc sức khỏe và vạn an. Thân kính PLang https://trangthonhacphamphanlang.blogspot.com/ PhamPhanLang
Mục Lục


3. Thêm Một Tháng Tư Buồn
Bài 1: Thêm Một Tháng Tư Buồn Bốn Chín Năm từ khi sóng thần thổi Miền Nam Việt phải bảy nổi ba chìm Người dân hốt hoảng như những bầy chim Bị vỡ Tổ giật mình bay tản mác Thời gian tuy cũ nhưng ngày hỗn loạn Nỗi niềm xưa dường mới xảy ra đây Từng con đường góc phố giọt lệ cay Như mưa trút ngập đầy trang sử Việt Dẫu biết đã qua rồi đừng luyến tiếc Nhưng mỗi năm Thêm Một Tháng Tư Buồn Lòng lại nhớ phút tiễn biệt lệ tuôn Giã từ phố thị gia đình vĩnh viễn Bụi hồng trần phủ đầy che lấp kín Chuyện thuở xưa đã mờ mịt chân mây Chẳng biết sao ký ức vẫn đong đầy Buồn thương nhớ về... ngày xưa dấu ái! Sương Anh ---------------------------------------- Bài 2: Biển Gọi Người Ði Biển gọi người đi xa tổ quốc Lênh đênh thuyền nhỏ giữa trùng khơi Dầu trong mưa gió không lùi lại Phận số giao cho Phật ChúaTrời Như lục bình bồng bềnh sóng nước Dập dềnh chẳng biết tắp vào đâu Thuyền nan giữa sóng khơi nguy hiểm Mong được bình yên thoát bể dâu Bỏ nước ra đi đau xé lòng Có ai nào muốn bị xiềng gông Tháng Tư nén lệ lìa quê Mẹ Nghĩ lại bây chừ vẫn hãi hùng Ðể có tự do lắm phũ phàng Một còn chín mất chẳng hề than Trước cơn giông gió dìm thuyền đắm Vẫn cố rời xa ngục địa đàng "Việt Ðiểu Cành Nam ôi trắc trở Ngựa Hồ còn hí Bắc phong xa" Tháng Tư Quốc Hận lưu thiên cổ Con cháu đừng quên lịch sử nhà Sương Anh --------------------------------- Youtube: Xin mời nghe nhạc phẩm Lần Cuối Tiễn Ðưa để nhớ về một thuở xa xưa... - Thơ: Song Phương/Sương Anh (Pháp) - Nhạc Cung Ðàn (Úc) - Trình bày Ướt Mi (Mỹ) Lần Cuối Tiễn Ðưa - Cung Ðàn _Song Phượng - Uotmi Tran - Sáng tác hải ngoại -Tình khúc Việt https://www.youtube.com/watch?v=5YYOBkTSEso

Sương Anh

Mục Lục


4. Hơi Lạnh Ðầu Xuân Tôi vẫn nhớ ngày cuối năm thuở ấy Hoa mai vàng mang cánh mỏng chờ mong Hương xuân mới đang lảng vảng quanh đây Em tóc xỏa tôi muốn bay cùng mây Xuân đang bước qua ngưỡng cửa thời gian Chân son em cũng vừa trở nhẹ gót Trên đọt non hoàng oanh cất tiếng hót Cúi đầu ? tôi ôm điệu nhạc vào tim Chân sáo em tung tăng trên đồi sim Tôi đứng lặng nhìn bay bay áo lụa Nhảy đi em tôi say mê điệu múa Tính tang tình. Hạnh phúc giữa trời xuân Ðêm đầy sao trong lớp lớp chuyển luân Tôi bé nhỏ giữa muôn trùng vũ trụ Tôi cần bàn tay truyền tôi hơi ấm Em cần vai tôi ? Hơi lạnh đầu xuân ! Lê Miên Khương


Mục Lục


5. Nỗi Niềm THƠ Biển tháng tư con sóng biết buồn? Xót thương ghe nhỏ mới xa nguồn Xin theo bọt trắng làm hoa biển Tô điểm đại dương, sóng rẫy ruồng * Biển tháng tư trầm lắng đợi ai? Tương tư thương nhớ lá vàng phai Lênh đênh trôi giạt hoài mơ bến Ngời sáng tương lai, đời đổi thay * Biển tháng tư ghe khóc, phải không? Năm nào tơi tả lệ tuôn dòng Chắp tay van lạy xin ngừng bắn Nước mắt trào dâng ngập biển Ðông * Biển tháng tư năm tháng đọa đày Xác người tan rã có ai hay Vong linh vất vưởng luôn hoài vọng Tức tưởi ngàn thu vẫn với tay * Biển tháng tư nay đã lặng im Hồn thiêng bất tử vẫn chưa chìm Thôi đành vĩnh biệt trong oan ức Rũ bỏ trần gian lắm nỗi niềm Bạch Liên


Mục Lục


6. Quê Sớm Có gì nhộn nhạo sớm nay Chim chèo bẻo sải cánh bay ngập ngừng Phất phơ hương bưởi thơm lừng Nắng non chộn rộn lưng chừng ngõ quê . Tiếng cười vắt vẻo triền đê Liu riu gió nựng tóc thề xòa vai Ngẩn ngơ câu lý ngân dài Khoan thai rẽ nước thuyền ai ghé bờ . Mỉm cười tôi với bất ngờ Vẳng lao xao tiếng tuổi thơ vọng về... *. Làng Ðá, 09 tháng 04 năm 2024 Ðặng Xuân Xuyến


Mục Lục


7. Mẹ Ôi ! 1- Mẹ ôi ! (Phỏng dịch MAMA/C.ẠBixio&) Khi bóng hoàng hôn tắt Ngày đáng yêu trôi qua Là lúc nhớ tha thiết Những năm còn bên mẹ Trong vầng sáng rực rỡ tình yêu của mẹ Ðến từ thiên đàng trên cao Con hưởng cuộc sống bình an Không cái gì thay thế Vòng mẹ ôm con ấm êm Mẹ ôi ! Cho tới ngày mẹ và con xum họp lại Con sẽ sống mãi với những kỷ niệm này Cho tới ngày mẹ con mình gặp lại Những kỷ niệm này mãi mãi sống trong con. HồngNguyen/H.N.T. Maỵ8.2019 (366) *Ghi thêm: Bài ca Mama qua giọng ca ngọt ngào,tha thiết của Connie Francis đã khiến bao trái tim ray rứt nhớ bao kỷ niệm với người mẹ thân yêu nhất..Tác giả đặc biệt chọn giọng ca tuyệt vời C.Francis trong số nhiều ca sĩ khác như: L.Salonga,L.Pavarotti,ẠBroclli... Connie Francis - Mama - YouTube https://www.youtube.com/watch?v=FXmod0A0mxU Lyrics When the evening shadows fall And the lovely day is through Then with longing I recall The years I spent with you Mamma solo per te la mia canzone vola Mamma sarai con me tu non sarai più sola Quanto ti voglio bene Queste parole d'amore Che ti sospira il mio cuore Safe in the glow of your love Sent from the heavens above Nothing can ever replace The warmth of your tender embrace Oh, mamma Until the day tThat wére together once more Íll live in these memories Until the day that wére together once more Songwriters: Cesare Andrea Bixio Mama lyrics © Bixio Music Group Ltd, Sodrac 2- Nghịch Cảnh Ðời Thường I-Ðồng Quê 1 Ngày lên vàng rực ruộng đồng Trời trong xanh áng mây hồng nhẹ bay Long lanh ánh mắt hây hây Những nàng thôn nữ thơ ngây nhìn đời Tình quê trong trắng tuyệt vời Ngân nga câu hát gọi mời vu vơ Lời ca dao quyện lời thơ Bổng trầm đưa đẩy ước mơ ban đầu Mục đồng ơi ới giục trâu Cánh diều lơ lửng trên bầu trời xanh Vi vu tiếng sáo cao thanh Ðàn chim bạt gió bay nhanh về ngàn Trống thu không báo ngày tàn Chuông chùa thủng thỉnh vọng ngân đêm về Ánh vàng mạ óng luỹ tre Nông dân lũ lượt trở về xóm thôn Bếp nhà nghi ngút khói tuôn Nồi cơm gạo mới hương nồng ngất ngây Trẻ giá lớn bé xum vầy Ðược mùa lúa chín tràn đầy hân hoan Sân nhà rộn rã khua vang Tiếng chày giã gạo tiếng sàng chấu rơi Khúc khích vui nhộn tiếng cười Gái trai thôn dã lả lơi chuyện trò Phòng trong tiếng dệt con thoi Nhịp thời gian điểm êm trôi lắng trầm Ðều đều kẽo kẹt thanh âm Ðu đưa tiếng võng ru thầm giấc mơ Người vùi cơn ngủ say sưa Ðèn đêm lấp ló giậu thưa lập lòe Mặt trời mới lửng ngọn tre Ruộng đồng tấp nập bộn bề việc nông Như vũ trụ vẫn xoay vòng Tứ thời bát tiết nhà nông sẵn sàng Một ngày lại một ngày sang Dù thêm vất vả vẫn càng thêm vui. II-Ðồng Quê 2 Hiện đại hoá là con dao hai lưỡi Chủ ruộng nước mình được tự chủ hay không? Nhớ xưa cảm thấy ngậm ngùi Ngày nay cơ giới giập vùi ước mơ Ðồng quê biến đổi không ngờ Những hình ảnh cũ dần mờ nhạt phai Cánh đồng thẳng cánh cò bay Ðược cơ giới hoá khác ngày xa xưa Rào rào máy gặt như mưa Hoặc sau mùa lúa cày bừa khua vang Mịt mù bụi độc toả lan Ðen đen đỏ đỏ từng làn khói phun Xe cộ di chuyển ùn ùn Tiếng động nhức óc lùng bùng trong tai Làm sao trò chuyện với ai Người chạy theo máy miệt mài không thôi Còn đâu giây phút thảnh thơi Ðể óc thêu dệt vần thơ yêu đời Ðêm về tuy được nghỉ ngơi Công việc đồng áng ít hơn ban ngày Tưởng hồn thơ được tung bay Nhưng không_đối cảnh mới hay sinh tình Cần có hiện thực lung linh Cảnh ngay trước mắt gợi hình nguồn thơ Nhà nông cạn ý mộng mơ Màn đêm u tịch trơ trơ vô hồn Thôi đành nhắm mắt ngủ luôn Ðể mượn giấc điệp vùi chôn mối sầu Ngày mai rồi lại ngày sau Cuộc đời chẳng có sắc màu điểm tô Hoạch định cứ lạnh lùng trôi Nông dân bị tước cái tôi chính mình Giam trong hệ thống vô hình Mất dần căn bản nhân sinh cổ truyền Ngưng một chút để hàn huyên Ðiện toán công xá tính liền chẳng tha Ðứng nghĩ ngợi hoặc mơ màng Ðòn bẩy Tổ-hợp sẵn sàng thúc chân Học thuyết nêu rõ phương châm Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu Chỉ tiêu là thuốc nhiệm mầu Sức thì đã cạn mà cầu đủ chưa? Than ôi ! mang kiếp cày bừa Quyền hạn chẳng có thì bừa cho ai Bao giờ tự chủ đến tay Nhà nông mới thoát cảnh đày đoạ thân. Nov.1.23 (625)

ChinhNguyên/H.N.T
Mục Lục


8. Là Mẹ ( Cảm tác theo chùm ảnh của Lại Diễn Ðàm) Giếng làng mẹ đã một thời con gái, Gánh nước về đôi chân khỏe bước nhanh, Gánh nhẹ nhàng trên vai áo thanh tân, Giếng nước trong soi gương hình bóng đẹp. Giếng làng ấy chưa bao giờ khô cạn, Nhưng tuổi thanh xuân mẹ đã cạn mòn, Giếng cũ rêu phong, lối cũ hãy còn Ðưa chân mẹ, mẹ lưng còng gánh nước. Cánh đồng ruộng mẹ một thời mới lớn, Bước chân ra đồng gieo mạ, cấy cầy, Sóng lúa chín vàng tóc mẹ gío bay, Chiều làng quê mộng bình thường êm ả. Con đường làng phơi thơm mùi rơm gịa, Ðống rơm khô, khói bếp đã bao mùa, Bao mùa ruộng xanh nhưng mẹ đã gìa, Dắt trâu ra đồng chậm chân mẹ bước. Thời còn trẻ mẹ đảm đang công việc, Vất vả nuôi tằm lại ngồi quay tơ, Tơ vẫn vàng khi tuổi mẹ mắt mờ, Bàn tay vụng nhưng đường tơ không đứt. Những khi đình làng vào ngày lễ Tết, Mẹ vui tuổi gìa tay xếp lá trầu, Cầm con dao sắc mẹ bổ múi cau, Cau và trầu một thuở nào duyên nợ. Thuở mẹ lấy chồng cuộc đời vất vả, Xong vụ cấy cầy lại đến ruộng nương, Cắp thúng trên tay ra chợ sớm hôm, Kiếm từng đồng để nuôi con no ấm. Con ra đón mẹ mừng vui tấm bánh, Ðể con trong thúng mẹ đội con về, Hai mẹ con vui trên quãng đường quê, Ðơn sơ thế cũng là tình mẫu tử. Bây giờ mẹ gìa, con không còn bé, Chẳng thể đội con hay cõng trên vai, Chiếc thúng ngày xưa như vẫn đâu đây, Hình ảnh con vẫn còn ngồi trong thúng. Là mẹ đấy, những đường đời ai đếm? Bao nhiêu buồn vui mẹ đã đi qua? Từ tuổi thanh xuân đến tuổi mẹ gìa, Mẹ đời thường, mẹ cũng là huyền thoại. Nguyễn Thị Thanh Dương. ÐƯA EM VỀ TÂY BẮC. ( Cảm tác theo những hình ảnh Tây Bắc) Anh ơi, hãy đưa em về Tây Bắc, Ði trên Cầu Mây qua sông Mường Hoa, Em tựa vai anh dù cầu không đong đưa, Anh nắm tay em dù em không thể ngã. Ðâu cần cầu này chòng chành anh nhỉ, Mình vẫn hiểu nhau, vẫn cần có nhau, Xuống đến thung lũng khi đi qua cầu, Em mang theo cả tình anh xuống bản. Sapa mùa này ruộng đang xới đất, Trâu và người cùng vất vả cày bừa, Mai lúa nảy mầm ruộng bậc thang kia, Mai lúa xanh rì đẹp như tranh vẽ. Mình đến Lai Châu núi cao hùng vĩ, Sương mù che núi làm lòng bâng khuâng, Nhưng chẳng thể nào che khuất tình em, Dù anh có là núi cao chất ngất. Ðến dòng sông Ðà nước mạnh chảy xiết, Cầu Hang Tôm tha thiết nối hai bờ, Dù anh bên này em ở bên kia, Chẳng dòng sông nào cách chia ta được. Em thích ngôi nhà sàn ở Nậm Mức , Hay nhà bên sông nước chảy trong veo, Giữa đất trời hoang vắng một tình yêu, Giữa em và anh mộng đời chỉ thế. Sông chảy về đâu? Mặc đời dâu bể, Em chỉ về một nơi chốn có anh, Hãy đưa em về trời đất mông mênh, Và hoang dã của núi rừng Tây Bắc Em và anh không cần bùa hộ mệnh, Hình mặt trời gắn con nước bên sông, Em và anh không cần tới bùa linh, Vì tình cho nhau đã là thần thánh. Tình chúng ta cũng nhà quê, đơn giản, Như ?bánh xe nước? ở sông Nậm La, Khi bánh xe quay bọt nước tung ra, Mỗi giọt nước là mỗi tình yêu dấu. Anh ơi, hãy đưa em đi khắp nẻo, Thăm nhà người Thái bản Lác, Mai Châu, Thăm người Hmong Bắc Hà, Lào Cai , Gặp phiên Chợ Tình chúng ta ghé lại.. Ðêm hôm ấy anh và em trao gởi, Chén rượu ngô là chén rượu ân tình, Không đi qua cầu mà hồn chông chênh, Chúng mình cùng say giữa trời Tây Bắc.

Nguyễn Thị Thanh Dương
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Hai Bà Bán Gà


Nguyễn Thị Thanh Dương


Mỗi khi ông đi qua bà đi lại là Thịnh mời chào đon đã trong tiếng chợ búa huyên náo:

- Mua gà không bác ơi, chị ơi, anh ơỉ

Thịnh cứ nhìn mặt đặt tên mà gọi, cô bác đi chợ đã dừng chân ngồi xuống bên lồng gà của Thịnh lựa chọn mua mua bán bán. Nghe giọng miền Trung của nó rao hàng bà Cam ngứa cả tai, bên này bà Cam cũng gân cổ lên réo mời:

- Gà ngon đây -bảo đảm giá cả rẻ hơn những hàng gà khác đây.

Có bà nội trợ ghé lồng gà bà Cam xem không vừa ý bèn sang bên "con đó" mua làm bà Cam tức bà khách thì ít mà ..hận con Thịnh thì nhiều. Xưa nay bà Cam bán gà chợ An Ðông nổi tiếng, khó có aỉthoát khỏi tay bà một khi đã xà vào hỏi mua là phải mua xong mới đi khỏi được. Nay có những khách quen đã?né mặt bà, họ đến thẳng hàng con Thịnh mua bán lẹ làng mau chóng hơn, vừa ý hơn. Rõ ràng là con Thịnh đã cướp khách hàng của bà.

Hôm anh quản lý chợ dắt con nhỏ này đến ngồi cạnh chỗ bà Cam, Thịnh đôi nón lá xùm xụp và mặc áo ngắn khoác thêm bên ngoài chiếc áo dài tay che nắng trông luộm thuộm đã mất cảm tình. Thịnh xê dịch ba cái lồng gà to tìm chỗ đặt cho gọn gàng không xâm lấn sang chỗ bên cạnh. Bà đã liếc xéo và chỉ muốn Thịnh nhích sang phần đất của bà là bà sẽ sinh sự chửi té tát cho nó biết tay. Bà Cam thêm một đối thủ cạnh tranh buôn bán từ đấy.

Chợ An Ðông không chỉ mình bà Cam bán gà nhưng xưa nay mức độ bán hàng của bà vẫn khấm khá đều đặn, từ khi có con Thịnh từ xó xỉnh miền Trung nào đến đây thì lợi tức của bà kém hẳn, vì Thịnh ngồi ngay bên cạnh, lời chào mời lanh lảnh và ngọt ngào chiều khách bảo sao khách chẳng mua gà của nó. Con Thịnh tuổi đáng con cái bà, kinh nghiệm ở đâu ra mà buôn bán giỏi thế. Bà ghét con Thịnh, ghét cả cái tên như con trai của nó. Cầu cho nó ế chồng tàn đời. Bà Cam rủa thế.

.

Tuấn đi xe đạp mang chiếc lồng gà nhỏ trong có mấy con gà ra chợ cho mẹ. bà Cam không có đó, Thịnh bên cạnh thấy Tuấn đứng lóng ngóng liền nhanh nhẩu nói:

- Bà Cam đi tiểu đằng kia rồi, chốc bà quay lại.

Tuấn lễ phép:

- Chị cho em gởi mẹ em 3 con gà này, nói của bác Sính chung cư là mẹ em hiểu.

- Xời ơỉsao anh ăn nói lịch sự quá vậy. Chẳng bù ..

Thịnh định nói ..chẳng bù cho mẹ anh chua ngoa lắm cở nhưng vội dừng lại kịp thời. Tuấn quay đầu xe đạp:

- Cám ơn chị. Em về..

Bà Cam lù lù đi tới:

- Tuấn hả con..chị ..chị...em..em...gì..con nhỏ này thua con 1 tuổi.

Tuấn giao gà cho mẹ xong đạp xe về ngay không biết ...cô em? bán gà thua 1 tuổi đang tủm tỉm cười nhìn theo.

Hôm qua bà Sính ở cùng chung cư Ngô Gia Tự than thở với bà Cam mấy con gà nhà nuôi có vẻ..lờ đờ, bà Sính đã nhét tỏi cho gà ăn, tỉnh lại, hôm nay nhờ bà Cam mang ra chợ bán tống táng giùm được đồng nào hay đồng ấy nên bây giờ Tuấn phải mang gà ra chợ cho mẹ. Vụ này khá béo bở, kiếm lời ngon lành, bà Cam vừa mồm mép vừa chèo kéo mọi cách sẽ bán được mấy con gà sắp rù này.

...

Bà Cam nghỉ chợ hai ngày vì bị cảm, nằm nhà bà lo cho mình thì ít mà lo cho mấy con gà nhốt trong lồng nuôi trong nhà sẽ xuống cân mất giá thì nhiều. Thịnh hỏi thăm ai đó nên đã biết địa chỉ nhà bà.

Thấy "địch thủ" đến thăm bà Cam ngạc nhiên và "nghi ngờ cảnh giác hay là nó đến xem mình ốm đau thế nào, sắp chết chưa để nó ăn mừng" Nhưng bà cảm động quá khi thấy Thịnh mang túi quà tới và ân cần hỏi han. Hôm nay Thịnh ăn mặc đẹp, trông xinh đẹp hẳn ra, Tuấn không nhận ra ?chị? bán gà đầu đội nón lá lụp xụp ngoài chợ hôm nọ nữa và chàng cũng cảm động không thua gì mẹ. Thịnh còn biết nhà bà Cam chỉ có một mẹ một con trai, nên nàng đã mua đồ tới đây lăng xăng nấu bồi dưỡng cho bà Cam nồi cháo thịt bò kiểu miền Trung ăn thật ngon miệng, bà Cam phục tài con này nấu ăn ngon. Trước khi ra về Thịnh còn đề nghị mang mấy lồng gà của bà ra chợ bán giùm, chứ để ở nhà tốn thóc gạo lỗ vốn.

Bà Cam biết gia cảnh còn nhỏ miền Trung này thật đáng thương và đáng nể, em trai thi đậu đại học nhưng cha mẹ không có tiền cho con vào Sài Gòn học hành. Thịnh đã trải qua nỗi buồn này, học xong trung học Thịnh không dám mơ gì hơn vì biết nhà mình nghèo, nên hiểu em, thương em, quyết cùng em vào Sài Gòn, Thịnh kiếm đủ thứ nghề làm ăn buôn bán dù cực nhọc để nuôi em ăn học, khi xin được một chỗ bán gà trong chợ An Ðông thì Thịnh đã kiếm tiền ổn định hơn và mỗi ngày mỗi đông khách, khấm khá thêm vì mua bán ngay thẳng thật thà.

Bà Cam cũng là người xông pha từ trong nhà ra ngoài ngõ, bà đã ra chợ An Ðông buôn bán kiếm thêm tiền lo cho gia đình, chồng bà là nhà giáo sau 1975 được lưu dụng lương ba cọc ba đồng hiền lành an phận. Thời buổi bao cấp cuộc sống khó khăn nhưng bữa cơm nhà bà vẫn là cơm gạo trắng có tôm cá thịt thà đầy đủ. Ông qua đời khi thằng Tuấn vừa đậu vào đại học sư phạm.

Hai tâm hồn đồng điệu gặp nhau thông cảm nhau hơn bao giờ, bà Cam và Thịnh không còn kèn cựa nhau ngoài chợ nữa mà trái lại Thịnh hay qua lại nhà bà Cam như chỗ thân tình. Bà Cam tinh ý biết Thịnh thích Tuấn và Tuấn cũng thích Thịnh. Hai đứa đã yêu nhau nên khi Tuấn đòi lấy vợ, lấy Thịnh, thì bà Cam không ngạc nhiên. Nay mai Tuấn ra trường là thày giáo cũng hiền lành an phận như bố, Tuấn cần có một người vợ lanh lợi giỏi giang bên cạnh như chồng bà đã có bà. Không ai khác ngoài Thịnh đủ tiêu chuẩn cho bà kén chọn để nên duyên với con trai bà. Thịnh tài giỏi tay trắng từ miền Trung nghèo khổ tha phương vào Sài Gòn nuôi em ăn học và có ít vốn liếng trong tay.

Lấy chồng, nhờ mẹ chồng giúp thêm vốn Thịnh đã sang được một sạp vải trong chợ An Ðông, nàng ngồi chảnh chọe bên đống vải đủ màu sắc thơm tho không còn là con nhỏ bán gà phơi mặt ngồi ngoài chợ bên mấy lồng gà nhếch nhác nữa.



Với tài sản của nhà chồng và của nàng, Thịnh đã móc nối hùn vốn trong một chuyến vượt biên, mang được gia đình nhỏ của nàng gồm hai vợ chồng hai đứa con nhỏ, bà mẹ chồng và đứa em trai của nàng cùng theo.

Sang Mỹ trong khi Tuấn học lại thì Thịnh đi làm nail. Khi Tuấn ra trường kỹ sư thì Thịnh đã làm chủ một tiệm nail đông khách, nàng biết cách làm ăn, luôn giá cả hợp lý và chất lượng thì khách hàng sẽ tín nhiệm và lâu dài. Ðiều này chính bà Cam cũng phải phục con dâu, ngày xưa bán gà bà chuyên qua mặt khách hàng, gà sắp toi, sắp rù bà vẫn đẩy đưa hay bắt chẹt khách phải mua bằng được hèn gì càng về sau hàng gà của bà càng ế. Lúc còn ở Việt Nam, Tuấn là thày giáo nàng bán vải ngoài chợ, nay Tuấn là kỹ sư nàng là chủ tiệm nail, thời nào vai vế nàng cũng không bằng chồng nhưng kiếm tiền không thua gì chồng.

Hiện nay chị em Thịnh đã bảo lãnh kẻ trước người sau tất cả gia đình còn lại từ Việt Nam sang Mỹ, đám người miền Trung ấy ai cũng đến tiêm nail của Thịnh khởi đầu kiếm tiền sau đó chăm chỉ học hành, chịu khó làm việc nên ai phận nấy đều có cuộc sống riêng đầy đủ.

Bà Cam sống chung với vợ chồng Tuấn- Thịnh. Hai bà bán gà chợ An Ðông ngày xưa, một nhỏ tuổi, một lớn tuổi là đối thủ của nhau có ngờ đâu sẽ là tình thân ràng buộc và sống chung nhà mấy chục năm như thế này. Bà Cam hài lòng thấy con dâu cùng chồng nó nên nhà nên cửa, hai đứa cháu nội ngoan học giỏi, bà thầm cám ơn trời Phật, số phận đưa đẩy cho bà gặp Thịnh, dù thuở ban đầu ấy bà chỉ muốn băm vằm nó ra mấy chục mảnh mỗi khi mất khách hàng vào tay nó.

Trong cuộc sống không sao tránh khỏi những va chạm bất đồng. Bà Cam đã 90 sức khỏe vẫn tốt so với tuổi tác, thỉnh thoảng bà dở chứng, dở hơi, giận hờn sinh sự, lải nhải la mắng con dâu. Ngày xưa chỉ là người dưng cạnh tranh nhau buôn bán, bà Cam liếc nguýt, chửi cạnh khóe xỏ xiên Thịnh còn nhịn được, thì ngày nay Thịnh chấp nhất làm gì bà mẹ chồng tuổi già tính nết thất thường. Nàng thường nói:

- Ôị.cứ để bà đanh đá chửi cho sướng miệng. Thế mới đúng là bà Cam bán gà chợ An Ðông ngày xưa chứ.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Mục Lục


2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn

Tình Hoài Hương



-----------------
-----------------------------------

Vì lý do kỹ thuật, xin tạm nghỉ 1 kỳ. Chân thành cáo lỗi cùng độc giả .



Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. Trăng Là Nguyệt

Phan Thái Yên




*

Hiroshi đưa Nữ sang Tokyo thăm mẹ. Họ rời Sài Gòn lúc nửa khuya. Chuyến bay thâu đêm đưa hai người xuống phi trường Narita lúc mặt trời vừa hừng lên sau lớp phố cao. Buổi sáng mùa Xuân trời trong xanh hứa hẹn một ngày vui. Âm thanh rầm rập từ đoàn tàu điện uốn vòng chừng như đang lướt lửng lơ trên nóc hàng anh đào đầy chớm nụ hồng khiến Nữ nao vui quên cả suốt đêm qua gần như không ngủ. Hiroshi kéo hành lý đến bên Nữ.

- Anh vừa nói chuyện với mẹ. Bà muốn ra đón em ngay ở bến tàu điện Toshima.

Hiroshi lắc đầu nhìn Nữ làm ra vẽ ganh tức.

- Bà chỉ hỏi thăm em mà không thèm nhắc tới con trai một tiếng nàỏ Em tươi tắn như thế chắc là đã hết mệt sau chuyến bay.

Nữ gật đầu tươi cười.

- Ý nghĩ được đến xứ mặt trời mọc vào lúc mặt trời vừa mọc làm em vui quá.

Hiroshi kéo tay Nữ chỉ về phía chân trời. Ngọn núi phủ tuyết trắng phau trồi lên đơn độc uy nghi trên nền trời xanh trong không một vẩn mây. Nữ khích động reo tên ngọn Phú Sĩ, một trong ba thánh sơn của xứ Phù Tang.

- Phải đó em. Fujisan! Vài ngày tới mình thăm núi, em sẽ có dịp chiêm ngưỡng Thái Dương Thần Nữ vào buổi sáng.

Hai chuyến tàu điện nối nhau dài hơn tiếng đồng hồ thả họ xuống ga Toshima. Khu phố cổ yên vắng, leng keng tiếng tàu điện chạy trên đường. Bầy chim đậu nhấp nhô như dãy nốt nhạc lắt lay trên hàng dây điện. Xứ lạ. Ngôi nhà lạ. Mẹ của Hiroshi nàng chưa gặp bao giờ. Nữ níu áo anh, rụt rè bước xuống lòng đường. Ký ức xa xưa vụt trở về, loáng thoáng bước chân bé nhỏ rón rén bước ra khỏi giấc ngủ trưa, liêu xiêu bóng nắng trải cong theo vách phố rêu phong. Có điều gì như quen thuộc lắm đang sẹ bước vào hồn.

Nữ kính cẩn cúi chào người đàn bà đang hiền hậu nhìn nàng sau mái tóc bạc muối tiêu cắt ngắn. Nếu Hiroshi không chào mẹ trước có lẽ Nữ không thể nào ngờ được. Bà đẹp quý phái trong chiếc áo dài Việt bằng gấm thêu xanh và khăn san cùng màu.

- Chào cháu. Cháu đi đường có mệt lắm không?

Nữ như muốn qụy xuống vì kinh ngạc. Mẹ Hiroshi mặc áo dài Việt nam, nói tiếng Việt đặc sệt giọng Huế. Nữ cuống quít bật khóc, nhìn Hiroshi trách móc. Bà mẹ cười đôn hậu.

- Tôi là Mitzuki. Cháu cứ gọi là dì Mitzuki, hay là dì Nguyệt cũng được. Không phải lỗi của Hiroshi mô. Tại dì biểu Taro phải giấu cho tới lúc cháu tới Tokyo. Taro lái xe đi con. Ðể hai dì cháu ngồi sau nói chuyện.

Nữ nhìn Hiroshi hăm he.

- Tên Taro của anh, em cũng chưa hề nghe anh nhắc tới bao giờ. Nhớ nghe! Em có lý do không cho anh biết biệt danh của em rồi đó.

Mẹ Hiroshi hóm hỉnh.

- Giữa đàn bà với nhau, cháu cho dì biết được mà!? Mình nói tiếng Việt, Taro không biết đâu.

Nữ nhìn dì Mitzuki. Mối tình thân nở ra từ một quyến luyến không ngờ. Nữ vén chiếc váy dài, nghiêng người nói thầm vào tai dì Mitzuki.

- Ngày trước, ở nhà ai cũng gọi cháu là ..Nữ chân voỉ.

Bà thích thú cười nhìn đôi chân Nữ hé lộ dưới lằn vải.

- "Zou san" (Cô voi) này còn bé mà. Nhưng mà dì rất thích nhìn dáng đi đủng đỉnh của voi. Từ tốn, quý phái.

Hiroshi sốt ruột nghe hai người đàn bà thì thầm cười nói, anh hỏi vọng xuống.

- Mẹ đang nói xấu gì về con đó.

- Không đâu. Mẹ sắp kể cho Nữ nghe câu chuyện dân gian Momotaro, lai lịch về cái tên Taro của con đó thôi.

Nữ lắng nghe giọng kể chuyện lôi cuốn của dì Mitzuki về ?thằng bé trái đàỏ (momotaro).

- Dì rất thích chuyện momotaro, nên khi có Hiroshi là dì đặt ngay biệt danh này cho con. Việt Nam có câu chuyện dân gian nào như momotaro không cháu?

- Dạ, chuyện Phù Ðổng Thiên Vương cũng gần gần như vậy. Nhưng có lẽ vì ách đô hộ thống trị của Tàu quá nặng nề, lâu dài nên dân gian Việt đã mong mỏi nhiều hơn. Thằng bé trong chuyện Phù Ðổng Thiên Vương chỉ trong giây lát vươn vai thành tướng giỏi, cởi ngựa sắt vung gươm đánh đuổi quân xâm lược Bắc phương ra khỏi bờ cõỉ Còn tên Nguyệt của dì từ đâu mà có rứa?

- Cô này nôn nóng quá, không chờ được cho tới khi về nhà.

Suốt đời bà Mitzuki làm việc, dạy học ở viện ngoại ngữ trường đại học Waseda nhưng thời gian mấy năm đầu thập niên bảy mươi vẫn luôn làm bà xúc động mỗi khi nhớ tới. Tin một cô gái Việt Nam là công nương của hoàng triều cũ đến Waseda theo học chương trình cao học về văn hóa và ngôn ngữ Nhật Bản khiến nhiều người bàn tán xôn xao, đặc biệt là những người có biết về mối quan hệ giữa truờng đại học với một hoàng thân triều Nguyễn sống lưu vong ở Tokyo từ những năm đầu thế kỷ hai mươi. Bà Mitzuki có duyên tương ngộ rồi thành bạn thân với cô gái có nét đẹp đài trang của một công chúa tuy đang sống đời dân dã. Cảm tình về một đất nước Việt Nam luôn gần gụi trong tâm tưởng đã giúp Mitzuki chú tâm nhiều trong lúc học tiếng Việt từ cô bạn Shiori của mình. Trong một lần tra cứu ý nghĩa về tên họ người Nhật và Việt Nam, Shiori đã trở thành tên gọi của nàng công chúa Quỳnh Thi. Mitzuki thì thương ngay cái tên Nguyệt, thương luôn câu hát Shiori đã hát cho nghe. Bà Mitzuki luôn nhớ tới cảm giác thích thú khi biết ra câu hát cũng từ người nhạc sĩ tài hoa viết bài Utsukushii mukashi (Diễm xưa - TCS).

Nữ xúc động sửng sờ nghe dì Mitzuki thì thầm câu hát. ..Từ khi trăng là Nguyệt.., tiếng "Nguyệt" từ môi bà nghe Huế quá, thương quá.

- Dì Nguyệt nhớ hoài câu nói của Shiori. Cô ấy nói khi mô dì Nguyệt thấu được ý nghĩa lời ca của bài hát này thì lúc đó dì mới thật sự giỏi tiếng Việt.

- Rứa dì đã hiểu hết bài Nguyệt ca chưa.

Dì Mitzuki lắc đầu. Bà thuộc nằm lòng cả ba mươi hai câu của bài hát, mà thấu hiểu thì chưa. Sau ba mươi năm bà vẫn giữ cho mình nửa câu ca ?Từ khi trăng là Nguyệt?? và một nỗi buồn. Shiori trở về Việt Nam, lấy chồng là phi công bị tử trận. Mẹ và con nhỏ vượt biển lánh nạn Cọng sản, tàu chìm mất tích đã hơn phần tư thế kỷ. Dì Mitzuki thở dàỉ Mỗi chúng ta ai cũng chờ đợi, tìm kiếm về những mất mát trong đời và nỗi hoài mong. Một nửa câu thơ, một nửa đời, một nửa quê hương mất còn thất lạc.

Nữ bước qua khoảng sân có nhiều cây kiểng cắt tỉa công phu. Kiến trúc ngôi nhà quen thuộc gần gủi với nhà cổ Nhật ở Hội An làm Nữ có cảm giác như đứa con đi xa trở về.

Dì Mitzuki trịnh trọng đốt trầm trên bàn thờ rồi thắp nhang trao cho con trai cúng lạy gia tiên. Nữ đứng khấn vái theo Hiroshi. Lung linh sau hương khói những ánh mắt thỏm sâu quá khứ nghiêm nghị nhìn nàng.

Bà Mitzuki ấp ủ nỗi vui từ lúc Hiroshi cho biết Nữ sẽ cùng con trai về thăm nhà. Bà hằng mong mỏi trông chờ. Ðứa con trai duy nhất qua tuổi ba mươi, rồi bốn mươi vẫn chưa chịu lập gia đình. Công việc tận Việt Nam xa nhà từ mấy năm qua càng khiến bà lo lắng. Thế rồi Hiroshi gọi mẹ thường xuyên. Mẹ hiểu ra tâm tình của con qua giọng nói sôi nổi vui tươi mỗi khi Hiroshi nhắc tới Nữ. Bà muốn gặp người con gái đã mang tin yêu tới cho con mình. Người con gái Việt Nam bà vẫn mong chờ từ ngày chia tay với Shiori.

Chờ được trãi lòng ra cho vơi nỗi niềm thân phận, bởi mỗi tấm hình trên bàn thờ là mỗi phận đời, là cội nguồn bà muốn có người nghe, kể lễ khóc cùng.

Hiroshi chỉ vào chân dung một quân nhân mặc đại lể, uy nghi trường kiếm.

- Bố anh nguyên là sĩ quan của Hải quân Hoàng gia Nhật thời đệ nhị thế chiến.

- Ông sống sót sau nhiều trận hải chiến với Mỹ ở Thái Bình Dương. Một thời gian khá lâu sau chiến tranh chúng tôi mới gặp nhau, rồi ông mất sớm lúc Taro chưa tròn tuổi.

Bà Mitzuki nhìn lên tấm hình lớn treo trên cùng, ở góc dưới khung hình là tấm hình nhỏ hơn, mờ nhạt đôi nam nữ đứng bên nhau.

- Ðó là tấm hình duy nhất của ông bà Ngoại của dì.

Bà Mitzuki cố nén xúc động, nghiêm trang hỏi Nữ sau tiếng ho ấp úng.

- Nghe nói cháu đọc được chử Kanji. Cháu thử đọc hàng chử bên dưới tấm hình đi.

Nữ vận dụng mớ vốn liếng chữ Nho học được từ người cậu. Nàng dụi mắt không tin¸ đọc đi đọc lại rồi quay nhìn dì Mitzuki ngờ ngợ.

- Nếu cháu không lầm thì đây là tấm hình chụp Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể với nhóm lưu sinh Việt Nam đầu tiên ở đại học Waseda vào thập niên đầu của thế kỷ 20.

Dì Mitzuki gật đầu.

- Người đứng giữa chính là hoàng thân Cường Ðể. Cháu hảy nhìn kỷ lại chân dung của nhóm sinh viên.

Nữ càng nhìn càng hồ nghi mắt mình. Nàng run giọng hỏi.

- Hình như một trong chín du học sinh cũng là người trong tấm hình nhỏ, là?

Nước mắt lăn dài trên má dì Mitzuki, bà gật đầu.

- Người đứng cạnh hoàng thân là cụ Trần Ðông Phong. Ông đã tự tìm cái chết dưới một cội thông trong chùa Tohoji vào độ tuổi đôi mươi với khí phách của một võ sĩ đạo vì hổ thẹn đã không giúp được gì cho các bạn du sinh đồng môn và đất nước. Ông tuẩn tiết, không hề biết người bạn gái Nhật đã cưu mang máu huyết mình trong bào thai. Bà âm thầm nuôi mẹ của dì khôn lớn giữa bao dị nghị vây quanh. Bà ngoại sống còn qua bao gian khổ của mấy năm Thế chiến rồi qua đời lúc toàn dân nước Nhật còn đang lặt loài vực nhau đứng dậy qua đổ vỡ tang thương.

Môi nở nụ cười mà mắt còn chưa ráo lệ, bà Mitzuki nâng chéo áo lau nước mắt cho Nữ.

- Giờ thì cháu biết vì răng dì Nguyệt mặc áo dài Việt Nam rất tự nhiên rồi hỉ ? Suốt bao nhiêu năm qua, ý nguyện của dì đi tìm thăm quê ngoại vẫn còn là giấc mơ chưa thành. Giờ thì sẽ dễ dàng hơn nhiều, phải không cháu?

Nữ quay nhìn Hiroshi trách móc.

- Anh thiệt!? Phải chi mà anh cho em biết chuyện sớm hơn.

Dì Mitzuki bước ra hiên nhà lung linh màu nắng tươi trên cành đào ươm nụ.

- Không sao đâu cháu. An bài của số phận lúc này là niềm hạnh phúc lớn nhất của dì. Tới đây về thăm quê ngoại có con dâu dẫn đường thì còn chi bằng. Sáng mai mình sẽ đi Zoshigaya thăm mộ ông ngoại. Kiyomi chọn hoa, còn Hiroshi thì nhớ sửa soạn xô và gáo nước chứ đừng quên như lần trước.

Bà bật cười lúc thấy Nữ ngơ ngác nhìn Hiroshi.

- Kiyomi là tên Nhật của con đó!

Bà Mitzuki chỉ chợp mắt lúc đầu đêm rồi không ngủ lại được. Tiếng chim đàn quang quác bay về biển khiến bà tỉnh giấc, nằm suy nghĩ mãi về chuyến đi đã làm bà thất vọng. Vùng đất miền trung du Việt Nam tuy chưa đặt chân tới bao giờ song bà vẫn quen thuộc trong mỗi giấc mơ. Từ những năm mới lớn, chuyện kể về cái chết đầy tiết liệt khí phách

của ông ngoại Trần Ðông Phong là niềm tự hào giúp bà luôn mơ về một quê hương thần kỳ trong đó con người thuần lương, nghĩa khái sống chết hết lòng với nhau. Thời thiếu nữ của bà là những năm dài Thế chiến thứ hai tan tác điêu linh, sau đó là dân của một nước Nhật thua trận, rồi làm vợ một cựu phi công Kamikaze thất chí sống trong mặc cảm của một phế binh đã không được chết theo phi cơ đâm vào tàu địch. Lòng hào hiệp của người Mỹ đã giúp đất nước bà vượt qua khốn khó, giữ được tự chủ, rồi chỉ phần tư thế kỷ sau sánh vai cùng các cường quốc hàng đầu trên thế giới. Tham vọng bành trướng của Chủ nghĩa Cọng sãn và sự tranh giành Quốc Cọng lại gây cảnh chiến tranh điêu tàn, đất nước phân ly cho Triều Tiên, Việt Nam. Cọng sãn miền Bắc Việt Nam chủ trương bạo lực, dấy động cuộc chiến tranh ?chống Mỹ cứu nước? để thống nhất đất nước. Hằng triệu thanh niên bị quăng vào lò lửa của cuộc chiến tranh không cần thiết. Ảo tưởng thiên đường xã hội chủ nghĩa và chuổi dài những sai lầm lãnh đạo càng đưa đất nước vào chậm lụt nghèo đói. Suốt thời gian đó Nam Hàn với sự bảo vệ của Mỹ đã mau chóng lột xác trở thành một quốc gia vững mạnh, cạnh tranh ngang sức với Nhật và các cường quốc khác trên nhiều lãnh vực công nghệ tiên tiến, cùng lúc vẫn giữ được tính độc lập tự chủ của đất nước. Bà Mitzuki thở dài nhớ lại lời cô con dâu đã nói thời gian thăm bà ở Tokyo. Thực tế ?quê hương thần thoạỉ của bà còn tệ hơn điều Nữ muốn chuẩn bị cho bà. Suốt mấy ngày ở Thanh Chương, làng quê cụ Trần Ðông Phong, nhiều người tự nhận là bà con thân thích với ông Ðồ Mường đã nườm nượp gọi là đến thăm cháu ngoại người Nhật của cụ Phong nhưng thật ra là để than thở, đặt điều nhờ Nữ thông dịch xin tiền. Không ngờ ?bà già người Nhật lắm tiền không xin cũng uổng? nghe hiểu từng tiếng từng lời gian trá, nghe mà không tin vào tai mình. Tệ nhất là một phụ nữ trẻ đến ngả giá đòi tiền để cô ta dẫn đi tìm người đang sở hữu vài sáng tác thi phẩm của cụ Phong.

Chuyến đi khá vất vả đến một thôn hẻo lánh ở Ðồng Văn. Căn nhà tranh nhỏ bé, bàn thờ ở gian giữa đơn sơ một chử Tâm màu điều viết trên khuôn giấy bồi cũ. Lời chào hỏi giữa cô gái dẫn đường và người chủ nhà khiến Nữ và bà mẹ chồng ngạc nhiên đưa mắt nhìn nhau. Cô gái ngại ngùng liếc mắt về phía Nữ rồi bước nhanh xuống bếp pha trà theo lời sai bảo của ông ngoại. Cụ già nhìn theo cháu, lắc đầu.

- Mày mà làm cô giáo thì dạy dỗ ai đây. Giổ mẹ cả tháng không bén mảng về thắp một nén nhang.

Câu chuyện nở ra sau lúc Nữ giới thiệu bà Mitzuki với cụ chủ nhà. Cô gái kinh ngạc lấp ló ở cửa bếp lắng nghe bà già người Nhật nói tiếng Việt lưu loát với ông ngoại, có lẽ cô ta đang bấn lên vì chuyện đòi tiền trắng trợn hôm trước. Cụ già ngạc nhiên không kém, ông hớn hở biết ra người đàn bà ngoại quốc trước mặt là cháu ngoại của cụ Trần Ðông Phong. Hai người anh em họ cuối cùng đã gặp nhau trong một hoàn cảnh không ngờ. Cụ già là cháu nội của người em chú bác với cụ Phong. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất, gia đình ông bị đấu tố là địa chủ phản động mất hết ruộng đất gia sản và bị đày đi lao động cải tạo trên vùng núi hẻo lánh. Ông sống nghèo, tuy chẳng thẹn với lòng nhưng buồn lòng nhìn con cháu lớn lên bị vẩn đục trong một xã hội đong đếm, xảo trá lọc lừa. Bà Mitzuki nghĩ tới nét mặt khắc khổ của người đàn ông Việt Nam đã sống qua bao cảnh dâu biển đổi dời mà lòng vẫn giữ trọn một chử Tâm tinh khiết. Tiết tháo đó so với cái chết của ông ngoại có lẽ cũng can trường như nhau. Bà vui lòng nghĩ tới con trai Hiroshi đang bận rộn ở Ðồng Văn sửa lại ngôi nhà của người em họ.

Có tiếng gõ cửa nhè nhẹ, Nữ ló đầu vào với ly nước trên tay.

- Mẹ chưa ngủ sao?

Nhìn mấy trang giấy cũ trên tay mẹ chồng, Nữ cười.

- Con tưởng mẹ đã thuộc lòng hết những bài thơ của cụ Phong rồi ?

- Thuộc nhưng mà chưa hiểu hết. Chắc mẹ phải nhờ cậu của con giải thích thêm, nhất là bài phú dài mấy trang rất khó hiểu.

Nữ dìu bà mẹ chồng ra đứng dưới mái hiên ngôi nhà khách nằm tách biệt hẳn khu nghĩ mát còn chong đèn thức khuya. Cây ngô đồng trước sân nhà đứng im lìm dưới trăng, hoa đỏ chìm sủng vào từng chùm bóng tối khe khẻ lay động. Lối đi lát gạch băng qua khu khách sạn trườn mình lên bầu trời đầy sao. Ðêm nở ra, bung tràn vào biển đen vô tận mơ hồ.

Họ đứng bên nhau trên đỉnh cát hiu hiu gió. Bà Mitzuki nắm tay Nữ. Bà nhắm mắt lắng nghe, lòng mềm theo giọng kể trầm trầm thổn thức một thời thiếu nữ long đong trên vùng cửa biển điêu tàn. Những ngọn đèn như sao giăng vụt tắt. Khu nghĩ mát sang trọng chợt chìm lịm vào bóng đêm quá vãng, hiu hắt mơ hồ xóm nhà mái tranh úp lè tè trên triền cát xám đẫm mưa và từng cảnh đời lặng lẽ âu sầu. Cũng có một vùng cửa biển hoang tàn như thế trên đất Phù Tang vào những năm thế chiến thứ hai. Thời còn con gái của bà là những ngày dắt díu tản cư, những đêm hớt hải xốn lòng tiếng còi báo động kéo rền, chìm nghẹt trong gió biển. Cánh cổng torii xiêu đổ vào giấc mơ thiếu nữ, thấp thoáng người bạn trai cùng trường súng cao hơn đầu theo đồng đội nhấp nhô như sóng xa dần. Số phận anh, số phần em chìm theo điệu hát ru ?Itsuki no Komoriutả buồn thảm.

Khi tôi chết chắc chẳng còn ai khóc.

Cô đơn sao tiếng rền rỉ ve sầu,

Nếu mộ phần không có ai đến viếng.

Nắm đất bên đường chắc ấm lòng hơn

Bởi ai đó chẳng vô tình bước vội

Hoa dại dừng chân quyến luyến chút lòng

Có sao đâu dù chỉ nụ sơn trà

Không cần tưới bởi vì mưa sẽ đến (PTY phỏng dịch)

Mối tình đầu nở trên từng nỗi nhớ về nhau từ hai bờ biển Ðông chia cách. Mùa Xuân năm bốn lăm qua nhanh như hoa đào tàn rơi trên mái chùa tera cong vút ở Toshima phong kín rêu xanh. Những trang thư hò hẹn từ chiến trường Ðông Dương sục sôi máu lửa càng chất cao thêm lo lắng, nhớ nhung cho cô gái quê nhà. Người lính trẻ chưa qua tuổi hai mươi sớm ?ngọa sa trường? lúc đơn vị anh tiến chiếm tòa Khâm sứ ở kinh đô Huế đêm Nhật đảo chánh Pháp trên toàn Ðông Dương. Lá thư tình cuối cùng anh viết cho người yêu không về kịp theo thi thể người lính tử thương nằm trong quan tài reikyuu câm nín ngàn đời. Tiếng tàu điện leng keng chạy qua Phong Ðảo buổi chiều anh về huyệt mộ ở lại trong lòng cô gái lâu lắm, âm thanh buồn làm trở trăn biết bao lần đẫm lệ chiêm bao.

Thương cháu, bà ngoại thường dẫn Mitzuki đến thăm dì Ando để cháu có dịp thăm hỏi ông hoàng lưu vong về Việt Nam, vùng đất xa lạ nơi người yêu đã ngã xuống. Vị hoàng đế không ngai nhỏ thó, bình thản ngồi nhìn dì Ando cắm cúi pha trà xanh gyokuro cho chồng. Lần đầu tiên Mitzuki được biết về vùng đất nước xa xôi đã dính liền với số phần mình qua giọng nói bằng tiếng Nhật nhỏ nhẹ của ngài.

Hoàng thân Cường Ðể cả tin vào chính sách Ðại Ðông Á của Nhật Bản, hi vọng họ có thể giúp giải phóng đất nước khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp. Căn nhà nhỏ cuối phố Ogikubo nơi dì Ando và điện hạ của bà nương náu thưa dần đám chính khách ở bộ Ngoại giao muốn đưa hoàng thân Cường Ðể về nước dựng lên một nước Việt Nam độc lập, quân chủ lập hiến. Các ông tướng quân phiệt Nhật chỉ muốn tranh giành ảnh hưởng với thực dân Pháp ở Ðông Dương và cầm chân Mỹ đang trên đà thắng trận ở Thái Bình Dương nên chẳng còn ai nhắc tới vị hoàng tử từng là minh chủ Việt Nam Quang Phục Hội từ những năm đầu thế kỷ hai mươi, vì đấu tranh cho độc lập nước nhà mà cam sống đời lưu vong.

Trăng lên cao. Ánh vàng trãi lung linh trên mặt biển lan miết vào cuối trời bàng bạc những đốm sáng từ hòn đảo nhỏ ngoài khơi. Giữa vùng sáng huyền ảo cơ chừng hiện ra hoàng thành cổ kính có minh quân, hiền hậu, xa giá tung hô. Bà nhớ lại nỗi bồi hồi xúc động rồi sau đó là cảm giác thất vọng lúc ghé thăm hoàng cung triều Nguyễn trên đường theo con dâu ra Vinh tìm quê ngoại.

Họ tới Huế lúc trời vừa bắt nắng. Nữ dừng xe mời mẹ chồng vào một quán ăn gần cầu Tràng Tiền bên bờ hửu ngạn sông Hương. Dòng sông loang nắng, soi mấy nhịp cầu cong nối víu lửng lơ trong nước lặng lờ. Nữ chỉ về phía khu khách sạn lớn bên kia đường.

- Tòa nhà này trước năm bảy lăm là trường đại học. Trước đó, vào thời thực dân Pháp, khu Morin là nơi giải trí sinh hoạt dành riêng cho người Pháp. Tòa Khâm Sứ con nghe nói cũng ở gần khu vực này.

Mắt bà Mitzuki chợt nhòa rưng vướng bụi thời gian. Dòng người xe tấp nập trên đường chìm khuất lùi xa. Con đường vắt qua năm tháng, dài theo dòng kỷ niệm đời người hơn nửa trăm năm. Trang thư của người bạn trai đầu đời như còn run ấm trên tay. Thư anh viết về con đường nắng trưa rền rỉ tiếng ve kumazemi than sầu trong những tàng cây hoa đỏ dọc bờ sông. Bà cơ hồ mường tượng anh như đang bước qua đây. Thời gian chẳng là chi, chẳng còn chi, tất cả đã dồn lại thành chút lệ nhòa đọng trên mi nhăn đọng dấu phôi pha.

Xe qua cầu Tràng Tiền. Nóc kỳ đài phần phật tiếng cờ bay nhuộm đỏ một khoảng trời xanh như muốn phủ chụp xuống Ngọ môn đăm chiêu mắt nhìn mây nước Vân Lâu. Nữ lái xe loanh quanh trong thành nội. Bà Mitzuki ngạc nhiên nhìn những con phố hẹp vì nhà cửa dựng xây chồm lấn thiếu qui hoạch. Quán xá bán mua thì tất bật, bề bộn trên lề đường góc phố chẳng chút nền nếp. Bà thầm nghĩ may mà đi với Nữ chứ không thì khó biết đây là thành nội của kinh đô Huế ngày xưa.

Nữ dìu mẹ chồng bước qua cổng vào Ðại Nội. Tiếng ồn ào tấp nập rớt lại bên ngoài. Hàng sứ đơm bông đứng khẳng khiu bên lối gạch lót mòn qua bao năm tháng thăng trầm. Bà Mitzuki tiếc rẽ nhìn nét kiến trúc đơn giản mà tinh tế của cung đình triều Nguyễn đã bị lớp sơn son thếp vàng rẻ tiền và lối trùng tu bôi bác, ăn chặn, tầm phào làm giảm đi nhiều giá trị nguyên thủy của nó. Bà thích Phố cổ Hội An hơn. Nhà cửa, cầu đường vẫn còn giữ được nét kiến trúc nguyên thủy. Ði giữa phố Hội An mà cứ tưởng đang bước về nhà ở phố cổ Toshima. Nhất là ngôi nhà của đứa con dâu. Bà nhìn mà lòng xúc động, biết ơn tâm huyết của người sống ở đó, một cô gái can trường, sống tử tế hết lòng suốt gần ba mươi năm qua để bảo vệ, giữ gìn vun xới căn nhà mẹ cha để lại.

Cơn chớp biển phù du sáng rền phía chân trời rồi tắt ngấm làm trăng biển khuya càng nhòa nhạt lung linh. Trời vào độ cuối hè. Chẳng bao lâu nữa lại tới mưa nguồn, rồi năm tận. Nữ chợt có cảm giác cát dưới chân trở mình, thầm lặng tiếng thở dài. Tiếng nấc nghẹn của mẹ chìm trong gió ruồng qua hàng phi lao buổi sáng cuối cùng chờ cha từ biển về miên viễn nghìn thu. Tiếng bầy cò mất ngủ hoảng hốt vỗ cánh bay trắng bờ sông Ðế Võng lúc bé Nữ theo anh lóc cóc đạp xe qua cầu Phước Trạch tới trường lúc sương sớm chưa tan. Tiếng nước sông Hoài lau lách trở mình theo nhịp triều dâng. Tiếng then cổng cài, thấp thoáng lưng áo vét của cha sau giấc ngủ trưa trở vào Tòa Tỉnh làm việc. Tiếng gàu lanh canh thành giếng đêm trăng. Tiếng thời gian. Tiếng quê hương uất hờn giọng buồn lịch sữ. Nữ muốn níu lại trở về, bé bỏng bình yên.

- Nếu mẹ Mitzuki có đủa thần thay đổi được lịch sử thì mẹ muốn quê ngoại của mình ra sao?

Bà Mitzuki vổ về lên cánh tay Nữ đang víu chặc vai bà tự lúc nào.

- Mẹ vừa chiêm bao thấy người bạn công nương của mình và hoàng thân Cường Ðể trở về Nhân ảnh họ chập chờn trong cơn chớp biển khiến mẹ lạnh người. Mấy

hôm trước ghé thăm Ðại Nội, đứng trên sân chầu giữa ngọ, mẹ đã thầm ước ao về điều con vừa hỏỉ Nhưng bánh xe lịch sữ đã lăn qua, đã nghiến hằn lên số phận của cả một dân tộc. Chiến thắng của một tà thuyết đã giết chết hàng triệu sinh linh hai miền Nam Bắc và xô đẩy đất nước vào hố thẳm của tàn lụi, vong bản.

Bà Mitzuki cài khuy tấm áo gió, cười xuýt xoa.

- Gió đêm mùa hè mà cũng lạnh ghểCó lẽ mẹ đã thả lòng một phút viễn vông. Mẹ đang sống vui với giây phút này đây, có được gần hết những ước ao của mình. Còn con thì răng?

Nữ dìu bà Mitzuki quay bước theo lối đi thoai thoải đèn soi. Nàng chỉ ước mong được sống vui bên mẹ cha, anh chị trong căn nhà xưa đầm ấm, được ăn bánh xèo mẹ đổ cho ?cha con bâỷ trên gác lửng vào những ngày mưa. Ngọn lửa lịch sữ tanh máu của đất nước này đã thiêu hủy từng ước mơ nhỏ bé của mỗi phận người. Nàng biết phải sống hết sức mình, có chết cũng cam để gìn giữ cho được căn nhà xưa và hạnh phúc mình đang có.

Gìn vàng giữ ngọc cho hay.

Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời (Thi hào Nguyễn Du)

Bà Mizuki ngâm câu thơ cổ, đắc ý nhìn Nữ.

- Thời còn ở Ðại học Waseda, mẹ vẫn thích lớp dạy về thi ca Việt Nam, nhất là Truyện Kiều của Nguyển Du. Trên hẳn ý nghĩa thường tình giữa đôi tình nhân bịn rịn, nhắn nhủ trước lúc chia phôi, câu thơ có lẽ rất hợp với tình cảm của con. Suốt thời gian dài gần gấp đôi quãng đời chìm nổi của Thúy Kiều¸ con đã lấy cái tâm ra mà sống hết lòng với đời. Tâm đó đúng là cái tâm cụ Nguyễn Du đã tâm đắc ?chử tâm kia mới bằng ba chủ tàỉ.

Nữ ngồi bên mẹ chồng dưới bóng cây ngô đồng. Khuya vàng lặng màu trăng dãi hiên nhà. Nữ bàng hoàng nhớ ra tháng năm sống gắn bó vui buồn với căn nhà sau cửa biển này còn dài hơn quảng đời thơ ấu nơi căn nhà xưa ở Phố. Nàng có hai căn nhà để ?gìn vàng giữ ngọc? và gầy dựng ước mơ.

Hai người đàn bà quay nhìn về Phố. Vầng sáng hừng lên từ góc trời quen.


Phan Thái Yên

Mục Lục


4. Món Nợ Năm Xưa

Kim Loan




Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Ðức, chụp hình vợ chồng Ðức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Ðức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui:

- Vậy là vài năm nữa con gái có quốc tịch Mỹ, sẽ bảo lãnh hai vợ chồng Ðức qua đoàn tụ, chắc chắn sẽ có ngày chúng mình tái ngộ ở Dallas, Ðức ơi!

Hắn trả lời liền:

- Cám ơn Nàng, nhưng lần này đừng... tài lanh làm mất giỏ đồ của tui nữa nha.

- Quỷ sứ, nhớ dai quá chừng! Tui hứa danh dự, lần tái ngộ sắp tới, sẽ mua một cái giỏ mới toanh, hàng hiệu, trả lại cho bà xã ông luôn nghen.

Hắn để icon mặt cười, rồi kết luận:

- Ừa, Ðức mong đến ngày nhận cái giỏ của Nàng lắm.

Chúng tôi gặp nhau tại bãi hẹn vượt biên, là bến xe Bà Hạt Quận 10, chuẩn bị theo nhóm dẫn đường đưa lên xe đò chạy qua biên giới Mộc Hóa Long An, rồi tiến vào đất Cambodia trực chỉ thủ đô PnomPenh. Ngồi trên xe đò, từ xa lạ cũng trở thành quen biết, cả nhóm 41 người, vì từ đây sẽ cùng chung số phận trên con đường vượt biển tìm tự do.

Tôi và ba cô con gái, cũng mới quen trong chuyến đi, cùng vài thanh niên khác, trong đó có Ðức, vì hơn kém nhau 1-2 tuổi, nên thường trò chuyện đùa giỡn với nhau.

Ðức có giọng hát hay, biết chơi đàn organ, vừa tốt nghiệp trường Âm Nhạc Sài Gòn, tính tình hài hước có sẵn trong máu, hầu như ở mọi tình huống, lúc buồn lúc vui, lúc gặp hiểm nguy, Ðức luôn biến thành những khoảnh khắc vui cười, khiến mọi căng thẳng và nỗi sợ tan biến .

Chỉ vài ngày đầu tiên trên đất Cambodia, đi chợ, đi dạo, đi chơi, tối về khu nhà trọ ?nằm vùng? chờ lệnh lên đường đi phố biển Kongpom Som, chúng tôi đã biết khá rõ về mỗi người, gia đình ra sao, hoàn cảnh thế nào, càng thân nhau hơn trong cách xưng hô, thoải mái gọi ông gọi bà xưng tui, riêng Ðức có cách gọi riêng khá dễ thương, là luôn gọi đám con gái chúng tôi là Nàng.

Ðêm tàu ra khơi từ Cảng Kongpom Som, trời 8 giờ tối tháng 12 mù căm, gió lạnh, cả tàu nằm dưới hầm như cá hộp, chật chội, chỉ có tài công và người thợ máy, cùng người dẫn đường của ban tổ chức được ở trên boong tàu. Suốt những ngày qua mệt mỏi nơi đất Cambodia, nay vừa lên tàu, mọi người bắt đầu tìm vào giấc ngủ trong tiếng máy chạy đều đều của con tàu. Dưới hầm tàu tối như hũ nút, nhưng bốn đứa con gái chúng tôi biết mình nằm cạnh nhóm của Ðức, mạnh ai nấy ngủ, co ro trong hầm tàu chật chội. Bỗng nửa đêm tôi giật mình vì nghe tiếng là hét, lộn xộn, ồn ào:

- Chuyện gì vậy cà?

- Máy thoát nước của tàu bị hư, bên ngoài đang có mưa bão.

Lúc này tôi mới để ý dưới sàn tàu có nước, ba cô bạn xung quanh tôi cũng đang dao dác hỏi tin tức từ boong tàu đưa xuống. Tình hình không mấy khả quan, thợ máy đang sửa ống thoát nước nhưng mưa gió càng mạnh hơn, lại có sấm chớp, con tàu nghiêng ngả mỗi khi nước biển và nước mưa tràn xuống hầm tàu. Mỗi lần như vậy, đàn bà con gái trong tàu rú lên, vì lạnh và vì sợ hãi.

Lúc này, có lệnh đưa ra, các thanh niên đàn ông trong tàu phải thay nhau lên boong phụ tát nước ra ngoài, dù biết đó là việc chẳng thấm thía gì so với nước mưa như thác lũ, nhưng đúng như câu ?còn nước còn tát?, chứ chẳng lẽ chịu ngồi im chờ con tàu chìm xuống đáy đại dương.

Trong bóng tối mờ mờ, lúc này trời có lúc sáng lóe lên vì ánh sấm chớp và ánh đèn pin trên boong tàu thỉnh thoảng chiếu rọi xuống hầm tàu kêu người lên tát nước. Tôi thấy Ðức ngồi ủ rũ như gà mắc mưa (mà đang mưa thiệt), tôi bảo:

- Tới phiên Ðức lên tát nước kìa.

Ðức uể oải đứng lên, vẫn không quên khôi hài:

- Từ hồi cha sanh mẹ đẻ chỉ biết cầm đờn, cầm micro, giờ kêu Ðức cầm xô tát nước là coi như thua rồi đó, tàu có chìm đừng trách nha Nàng.

- Coi chừng cái miệng ông ăn mắm ăn muối!

Rồi thì đàn ông thanh niên kéo nhau lên boong, còn lại là những ông già bà cả, phụ nữ và con nít ở dưới hầm tàu, tiếng ồn ào không thua gì trên boong. Nhiều người bắt đầu ói mửa khi ?lắc lư con tàu đỉ, chúng tôi theo nhóm xúm lại đọc kinh, ai đạo gì thì đọc kinh theo đạo ấy, trong tiếng la, tiếng khóc hỗn độn của đủ thứ âm thanh.

Lại có lệnh đưa xuống, mọi người nên vứt bỏ thực phẩm và hành lý cá nhân ra ngoài biển để tàu nhẹ bớt. Bốn đứa con gái chúng tôi nghiêm chỉnh chấp hành, tôi cũng còn kịp nhớ giữ lại chiếc phao được cuộn tròn trong cái bịch nhỏ trước khi giao giỏ xách của mình cho người ta truyền nhau lên boong để quăng xuống biển. Cô Nhạn, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhóm, đang nằm vật vờ nơi góc hầm, khều tay ra hiệu cho tôi chuyển mấy giỏ xách của cô ấy lên boong giùm, tôi mệt lắm, nhưng cũng cố làm, nhân tiện thấy một cái túi xách gần đó, tôi cũng chuyển lên boong, rồi tìm chỗ ngồi ngả lưng. Mưa có vẻ đang nhẹ dần, bão cũng bớt điên cuồng, tuy máy thoát nước chưa sửa xong nhưng con tàu đã lặng yên phần nào, Ðức từ boong bước xuống hầm, đến hỏi tôi:

- Nàng có thấy cái túi xách của tui đâu không? Rõ ràng là hồi khuya tui nằm chỗ này mà.

Tôi hơi chột dạ, tỉnh hẳn người, lắp bắp:

- Có phải cái... túi da, có buộc... cái khăn bên ngoài?

- Ðúng rồi, đúng rồi.

- Mình... lỡ tay đưa lên boong quăng ra ngoài biển rồi.

- Trời, ai xui ai khiến Nàng chớ!

- Thì lệnh của ban tổ chức, ai cũng phải nghe theo mà.

- Thì tui đang xuống đây để làm theo lệnh đó.

- Thì ai làm cũng vậy, làm gì dữ vậy!?

- Sao không dữ? Nàng có biết tui có 2 chỉ vàng ở trỏng không! Giời ạ!

Tôi giật mình, tá hỏa, chẳng biết phải nói gì, đây là tình huống đầu tiên Ðức không hài hước. Tôi biết lỗi, nhưng vẫn cố cãi:

- Ði vượt biên thì vàng phải dấu trong người, trong áo quần đang mặc, ai lại để trong giỏ xách bao giờ.

Ðức chẳng nói gì thêm nữa, đi ra phía đầu máy, nơi đó có miếng ván cao ráo, nằm xuống để ngủ bù sau một đêm mệt đừ tát nước. Tôi bước đến, lí nhí:

- Ðức ơi, cho mình xin lỗi nhé, hồi khuya quay cuồng theo sóng gió con tàu, mình không được ... tỉnh táo cho lắm, chỉ nghe cô Nhạn nhờ quăng giùm mấy cái giỏ, nên tiện tay gom hết luôn, ai dè...

Ðức xua tay, dịu giọng:

- Thôi cho qua đi, tui ngủ chút xíu.

Biển nổi cơn thịnh nộ, rồi biển cũng trở lại dịu dàng, máy thoát nước trên tàu cũng đã sửa xong, và chiều ngày hôm sau đã thấy vết đất liền Thailand ở xa xa. Ðến mờ tối, tàu nhanh chóng thả 41 người chúng tôi xuống bãi san hô giữa biển, rồi vội vã quay tàu, tăng tốc độ đi ngược ra phía biển trở lại Cambodia. Chúng tôi chơ vơ giữa bãi san hô, cũng may nhờ tôi có chiếc phao, đem ra thổi, cho hai thanh niên trẻ bơi vào bờ, gọi ghe của dân đánh cá Thái ra cứu. Sau đó có 2 chiếc ghe chèo ra bãi san hô, nói chuyện với chúng tôi bằng Tiếng Anh ?to quở, đại khái là mỗi nhóm tối đa 3-4 người được lên một ghe, và phải trả cho họ bằng tiền, vàng, hoặc bất kỳ trang sức nào đó như nhẫn, dây chuyền, đồng hồ. Tôi quay qua Ðức:

- Chút Ðức đi với mình nhe, vì Ðức thì đâu còn vàng bạc gì.

Ðức cười cười, liếc tôi:

- Ðương nhiên rồi Nàng, còn phải hỏi!

Từng nhóm lần lượt lên hai chiếc ghe, xong mỗi chuyến, họ quay lại đón nhóm kế tiếp, tôi và Ðức cùng một cô bạn là nhóm cuối cùng trên chiếc ghe cuối cùng đi vào bờ. Ôi trời ơi, vừa bước chân xuống đất, mới biết đó là vùng đầm lầy, sình ngập qua đầu gối, nặng chịch, không nhấc chân lên nổi. Cô bạn gặp được một chú đi trước giữa bãi sình, đứng đợi rồi họ giúp nhau, tôi chỉ còn biết dựa vào Ðức. Mấy ngày nay trên tàu nào có ăn được gì vì lương thực quăng ra biển hết ráo, giờ mới thấy đói khát và kiệt sức. Tôi mềm như cọng bún, ôm cổ Ðức ghì chặt, chàng thư sinh nhạc viện gầy yếu cũng ráng gồng hết sức kéo tôi lê lết qua bãi sình lầy rất khó nhọc nặng nề.

Có thể nói, trên con đường vượt biên, rồi đến trại tỵ nạn, những người chung chuyến tàu là những người thân thương nhất, vì cùng trải qua những chặng đường sinh tử trên biển, gắn bó có nhau, qua đến trại vẫn phải dính chùm nhau mọi nơi mọi lúc. Cao Ủy chia mỗi nhóm tàu một lô nhà ở chung, thành hàng xóm của nhau. Ði lãnh gạo lãnh thực phẩm cũng đi theo lô nhà, đi làm giấy tờ trên văn phòng trại cũng phải theo lô nhà, tới ngày dọn vệ sinh khu trại cũng phải đi theo lô nhà, hỏi sao không gần gũi như người trong một đại gia đình.

Có những buổi trưa rảnh rang, hoặc chiều mưa ướt chẳng đi đâu được, nhóm tàu chúng tôi quay quần tán dóc, nhắc về chuyến vượt biển, Ðức lại hí hứng khoe với mọi người:

- Cái đêm đến bờ biển Tha Luông, chính tui là người ẵm nàng Loan này vào bờ chớ ai.

Mọi người cười ha hả, tôi phải đính chính:

- Ẵm, bế hồi nào vậy cà!? Nói chính xác là kéo lê kéo lết.

- Ối, lúc đó Nàng mệt lả người, mắt nhắm mắt mở, nhớ gì chớ!

Một buổi sáng, bốn đứa con gái chúng tôi vừa thức dậy, cây kem đánh răng cứng quá, đúng lúc Ðức bước qua tính xin chút kem đánh răng, tôi nói:

- Nè, nhờ Ðức bóp giùm.

Ðức chớp thời cơ:

- Bóp trên hay bóp dưới?

Vì miệng chưa đánh răng, mặt mũi chưa rửa, nên tôi khép nép trả lời:

- Phải bóp từ dưới lên trên, mà phải bóp từ từ, đừng bóp mạnh quá.

Mấy chị mấy cô xung quanh lô cười rần rần, tôi mới biết đang bị Ðức chọc phá.

Bữa khác, buổi chiều, chúng tôi chuẩn bị đi lễ nhà thờ, đi qua nhà Ðức thấy Ðức vẫn ngồi ngoài cửa:

- Ủa, sao bữa nay Ðức không đi lễ?

- Có cái quần Jeans tối qua thằng bạn lô kế bên mượn đi chơi với bồ chưa trả.

- Trời đất! À mà nè, mặc quần shorts đi lễ cùng được mà, Chúa đâu chấp nhất chuyện áo quần.

- Không! Ðức đi lễ hoặc đi hát, thì phải nghiêm chỉnh đàng hoàng, còn không thì ở nhà.

- Ở trại tỵ nạn mà cũng... chảnh dữ hen?

- Ừa, tui dzậy đó!

Có lẽ, cái máu thích đùa và máu ?điên? tiềm ẩn từ lâu trong tôi, đã được đánh thức từ khi gặp Ðức.

Ðời tỵ nạn vẫn trôi qua, có ngày vui xen lẫn ngày buồn, thấm thoát đã qua năm thứ ba của đời tỵ nạn. Tình hình Thanh Lọc càng căng thẳng, chương trình cưỡng bách hồi hương thông báo sẽ bắt đầu, và thuyền nhân đã biểu tình rầm rộ. Ðám đông phá hàng rào, tràn ra ngoài lộ, giương biểu ngữ chống cưỡng bách trước hàng trăm họng súng và xe cảnh sát Thái bao vây. Cả trại hoang tàn vì một số người bạo động đã phá các cửa hàng người Thái ngoài chợ, phá cửa nhà tù, khiến Bộ Nội Vụ Thái báo động khẩn cấp, các văn phòng thiện nguyện ngoại quốc đóng cửa, không dám vào trại, đại diện Cao Ủy phải đi máy bay trực thăng từ Bangkok đáp xuống bãi biểu tình để đàm phán với dân tỵ nạn.

Ði trong buổi chiều đầy vỡ vụn xung quanh, Ðức hỏi tôi:

- Nếu rớt thanh lọc, Nàng có ghi danh hồi hương?

- Theo quy định, chúng ta được quyền xin tái thanh lọc 2 lần nếu có những giấy tờ mới bổ sung, nên mình sẽ chờ đủ hai lần tái, rồi sau đó tính tiếp, còn Ðức thì sao? Thú thiệt, thấy nhóm tàu mình có người lai rai hồi hương, đôi lúc cũng thấy nản chí, lung lay.

- Ðức sẽ theo Nàng, là chờ tái đến phút chót, cho đến khi ?chín? thì thôi.

Hai đứa nhìn nhau, cười buồn. Sau đợt biểu tình đó, cả trại được chuyển lên trại mới Sikiew. Tương lai định cư đối với đa số đám đông vẫn là một giấc mơ xa vời, vì nhóm tàu của chúng tôi, chỉ có 8 người may mắn được đậu thanh lọc trong đó có tôi.

Buổi tối chia tay để sáng hôm sau đi qua trại transit dành cho người đậu thanh lọc, tôi đi dạo cùng Ðức. Tôi nói:

- Thế là hành trình tỵ nạn đang khép lại, chỉ vì cuộc Thanh Lọc đáng ghét mà nhóm tàu chúng ta phân chia trăm ngả, mà ngã đông nhất là hồi hương về Việt Nam, thật là buồn.

Ðức trầm ngâm:

- Chẳng ai muốn trở về nơi họ đã dứt áo ra đi, mà thôi, vượt biên có số định cư có phần. Riêng Ðức sẽ nhớ mãi cái cảm giác sung sướng vỡ òa khi bước chân lên bờ biển đất Thái sau mấy ngày bão giông tơi tả. Những ngày ấy có lẽ là những ngày hạnh phúc nhất của đời tỵ nạn, vì chúng ta chưa nhập trại lớn, chưa biết gì về cuộc thanh lọc, ba tuần ở trại nhỏ vui và đẹp như cõi thần tiên.

Ðúng vậy, khoảng thời gian ở trại Cảnh Sát Tha Luông êm đềm xiết bao. Sáng ngủ dậy, chào cờ Thái, xong mọi người tản ra xung quanh trại nhặt rác, gọi là vệ sinh chung, rồi sau đó tự do, từng nhóm tàu nấu cơm trưa, ai rảnh rang thì tụ năm tụ ba nói chuyện tán dóc, kể chuyện cười, cho hết thời gian. Sau bữa trưa, là ... ngủ trưa, rồi lại lo cơm chiều, rồi ra hồ nước kế bên trại tắm rửa giặt giũ, ôi vui còn hơn Tết. Buổi tối, mấy nhà cảnh sát Thái mở Tivi cho bà con tỵ nạn vào xem ké, riêng nhóm tàu chúng tôi náo động nhất trại, vì có một anh từng sinh hoạt trong Hướng Ðạo, nên chúng tôi chơi trò chơi Mật Thư, hoặc sinh hoạt vòng tròn ca hát, các trò chơi tập thể. Nhiều người các nhóm tàu khác vây quanh xem chúng tôi chơi, thậm chí ông Cảnh Sát trưởng trại cũng có lần ghé đến xem, thích thú, rồi tặng cả nhóm một thùng mì gói Mama bồi dưỡng.

Ðức ngập ngừng nói tiếp:

- Và dĩ nhiên, Ðức nhớ nhất cái đêm tháng 12 lạnh lẽo không trăng không sao, đã được dìu Nàng vào trong bờ đất liền, kỷ niệm đẹp quá, Ðức sẽ không bao giờ quên.

Tôi cũng mơ màng theo dòng cảm xúc kỷ niệm:

- Còn Loan ư, sẽ nhớ nhất tuần đầu tiên nhóm tàu mình ở khu trại Cảnh Sát Thái, được nấu nồi chè ăn mừng đến bờ tự do, Ðức đã hát bài ?Yêu Một Mình?, giọng ca ngọt ngào tha thiết, đúng là dân tốt nghiệp trường Âm Nhạc.

- Bài hát đó tặng Nàng chớ ai!

- Xạo vừa thôi! Mới gặp nhau trên đường vượt biển, biết gì mà tặng. Vả lại, nhà mình ở Việt Nam có giàn hoa giấy màu đỏ, đâu phải ?nhà em có hoa vàng trước ngõ, tường thật là cao có dây leo kín rào ...?

- Lúc đó cũng biết nhau cả tháng rồi chớ bộ. Mà ai ngờ bài hát đó lại đúng y chang, sau này khi nhập trại Panatnikhom, là ?mọi người thầm mong được đưa đón chân em ...? trong khi Ðức chỉ là một chàng nhạc sĩ nghèo, con bà ?Phước? ở trại, nào dám ngỏ lời, nào dám mơ xa ...

- Thôi, hổng nói tào lao nữa, Ðức nói đùa y như nói thiệt, nhưng Loan sẽ nhớ mãi cuộc nói chuyện hôm nay, cám ơn Ðức vì tất cả. Chẳng biết tụi mình có được gặp nhau nữa không, chúc Ðức nhiều sức khỏe, may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống tương lai.

- Nàng cũng vậy nhé, đừng bao giờ quên nhóm tàu 41 và trại tỵ nạn Thailand.


Chúng tôi từ biệt nhau từ đó, có ngờ đâu, hơn 30 năm sau giấc mơ tái ngộ sẽ trở thành sự thật, vấn đề chỉ là thời gian sớm muộn mà thôi. Tôi mong chờ đến ngày đó, để được thực hiện lời hứa tôi đã nói với Ðức trên Facebook, là sẽ mua một cái giỏ mới, thật đẹp, tặng cho bà xã Ðức, coi như ? nợ nần? xưa được xóa bỏ.

Ðó là món nợ vật chất, còn cái nợ tình thân, Ðức dìu tôi vào bờ biển Thái năm nào, và những kỷ niệm chia ngọt sẽ bùi của nhóm tàu 41 người, làm sao trả cho hết!

Edmonton, April 2024


****

Kim Loan

Mục Lục


5. Ðường Và Muối


Bạch Liên


Những ngọn gió mát phe phẩy từ lòng sông nước ngọt, cho ta cây quạt trời thoáng mát dịu êm. Tiếng gió bổng trầm tạo nên điệp khúc vi vu, hòa quyện theo tiếng ầu ơ xì xào, của những ngọn dừa hai bên bờ con nước.

Chúng ta may mắn được sinh ra và lớn lên theo mạch nước hiền hòa của nhiều nhánh sông chằng chịt. Ý nghĩ trong tâm mình đều ngọt ngào theo phù sa màu mỡ, tạo nên dấu ấn đặc thù của miền Nam, với cái thúng lúa oằn trĩu. Vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long không bao giờ khô cạn đáy, vì mỗi năm, sau mùa cấy gặt thì bồ lúa vừa vơi lại được vun đầy.

Những nhánh sông êm đềm này đều nối liền, luân lưu với đại dương, thông thương ra vô, nhờ vào các cửa biển. Cửa biển chiếm một vị trí quan trọng, làm trung gian tiếp giáp với nguồn muối mặn bất tận.

Thân thể con người ta cần rất nhiều chất, vitamins để nuôi sống từng tế bào li ti, tạo nên từng bộ phận khác nhau. Hai chất cần thiết thường được các bác sĩ nhắc nhở, khuyên ta nên điều độ dung nạp, đó là đường và muối.

Tôi bâng quơ ví von theo ý nghĩ thô thiển của mình. Chúng ta cùng nghiền ngẫm qua lời chứng minh vui vui sau đây:

· Ðường là chất nòng cốt, là hương vị ngọt ngào rất cần cho cơ thể, giúp ta hoạt động từng ngày trôi qua.

· Muối là một chất phụ tác không thể thiếu vắng, để dung hòa nuôi sống một thân cây đời biết đi, biết cười, biết suy tư. Và nhất là cũng biết khóc.

· Ðường và muối là hai điều kiện tối ưu, ắt có và đủ cho ta cuộc sống này.

· Nếu đường hay muối nhiều quá thì cũng là mối nguy to cho sức khỏe.

Trong đời sống hàng ngày, ta cần những con sông phù sa màu mỡ. Chắc chắn, ta cũng không thể không cần tới muối mặn của trùng khơi. Tôi tạm ví:

· Ðường là dòng sông ngọt ngào.

· Muối là biển cả bao la.
***
Khúc rẽ đổi đời không ai mong đợi đã tạo ra cơn lốc hồng thủy, từ những con sông ngoan hiền loang chảy vào tận xóm làng, để nuôi sống người dân. Nhưng khi dòng nước dịu êm chan hòa nước ngọt, đã biến thành ngõ cụt không tương lai, thì phản ứng bẩm sinh của những trái tim là tự tìm đến muối.

Muối ở đâu và là nguồn vô tận cho con người bé nhỏ cầu cạnh van xin?

Ghe con phải liều mình trôi ra làm bạn với những con sóng bạc đầu, thích thét gào la hét. Nhờ sóng đưa ta tới chân trời mơ ước. Ðây là hành trình nhiều hải lý, thì mới hy vọng nếm được vị mặn "cứu nguy" này. ·

Biết bao ghe gỗ nhỏ bé an toàn chạy xình xịch trên sông. Nhưng vào khúc quanh bất chợt của một triều cường dậy sóng, chiếc lá gỗ đành làm liều nhắm mắt xuôi dòng, cầu xin con sóng đại dương thương tình mà cứu mạng.

APRIL 7th-02024


****

Bạch Liên

Mục Lục


6. Tự Hỏi Mình

Sapy Nguyễn Văn Hưởng




16/04/2024
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Ðài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Ông tiếp tục viết bài và tham gia sinh hoạt giải thưởng VVNM hàng năm. Sau vài năm nghỉ bút, tác giả gần đây trở lại với những bài bút ký đầy ý nghĩa. Ðây là tùy bút mới nhất của tác giả.
*

Sở đĩ tôi tự hỏi về bản thân mình như vậy vì chính tôi cũng không biết tôi thuộc hạng người nào! Bởi kể từ lúc thấu hiểu lời bị chê bai, cho đến tận bây giờ đầu hai ba thứ tóc, tôi vẫn chưa xác định được tôi là ai? Vì thế tôi ghi ra đây vài nhận xét của một số người gần gũi với tôi. Ðầu tiên chính là hai đấng sinh thành. Có lẽ mẹ tôi là người la mắng tôi nhiều nhất. Nào tôi là đứa lười chảy thây, không muốn đụng đến móng tay bất cứ công việc gì. Lại còn bao nhiêu thói hư tật xấu khác, như ruột để ngoài da, ham chơi hơn ham học, mặt mày lúc nào cũng túm lại y như cái đít gà, tính tình thì ngang như cua.

Tôi thật cảm phục lối miêu tả gợi hình chính xác của mẹ tôi, vì bà có hơn bốn năm kinh nghiệm lăn lộn với nghề mua đi bán lại gà vịt tại chợ Mỹ Tho.
Ðến khi tuổi đời cưng cứng, có vợ có con, có một lần bà vợ hỏi ý tôi:
- "Mẹ" muốn sửa chữa lại căn nhà "bố" nghĩ sao?

Chẳng cần nghĩ ngợi, tôi trả lời ngay:
- Mẹ muốn làm gì thì làm.

Thế là vợ tôi kêu thầy thợ tới sửa nhà. Chuyện đơn giản chỉ có thế. Vậy mà khi mẹ tôi sang nhìn xem căn nhà đang sửa thế nào. Lúc ngồi trò chuyện với cô con dâu, bà lại lôi thằng con trai mình ra chê trách:
- Tao thấy mày bận rộn suốt ngày, nào trông coi thầy thợ, chạy tới chạy lui tìm mua đủ thứ cây ván, gạch đá xi măng, lại phải mau mau về nhà lo cơm nước. Vậy mà tao chẳng khi nào thấy cái bản mặt thằng chồng mày đâu! Hết cắm mặt đọc sách báo, lại nằm dài vặn nhạc lên nghe, hay thiệt đó!
Mẹ tôi mắng chỉ không chính xác chút đỉnh, vì lúc đó tôi đang ngồi gác chân lên bàn xem Thúy Nga Paris By Night. Nhưng cái giọng lanh lảnh rõ mồn một vẫn rót vào tai. Tiếc là tôi không nghe bà vợ trả lời thế nào, lại tiếp tục nghe giọng mẹ tôi to hơn:
- Mày đừng có bênh nó, tao đẻ ra nó chẳng lẽ tao không biết nó hơn mày sao?
Lúc này tivi vừa tắt, tôi nghe rõ ràng giọng bà vợ đùa vui với mẹ:
- Mẹ! Ảnh ở với mẹ có ngoài hai chục năm thôi, còn con sống với ảnh đến giờ gần gấp đôi thời gian của mẹ rồi! Ảnh cũng có thay đổi đó mẹ.
Nghe lời xác nhận như vậy, mẹ tôi vẫn mắng tiếp:
- Cái thằng này nó lười nhớt thây, chắc chỉ có mày mới chịu đựng nó nổi thôi!
Chửi thằng con lớn không tìm được "đồng minh", bà chuyển sang "tông" khác, than phiền tới mấy đứa em tôi, nhưng vợ tôi vẫn cười nhỏ nhẹ giãi bày:
- Mẹ ơi, con thấy mấy đứa em của con, đứa nào cũng giỏi cũng ngoan hết! Mẹ không biết đó thôi, chớ nhiều nhà khác con cái họ hư dữ lắm!

Mẹ tôi lắc đầu nói:
- Tao nói chuyện với mày cũng như không!

Phần bố tôi, có lần ướm thử hỏi cô con dâu:
- Con có sửa được cái bệnh làm biếng của thằng chồng con chưa?

Lần này vợ tôi trở quẻ:
- Dạ thưa bố, chẳng những con không sửa được, lại sanh thêm hai thằng con cũng giống y chang như ảnh nữa bố ơi!

Nói dứt câu vợ tôi cười trừ. Tôi thật không ngờ, chỉ có mỗi một viên đạn bắn ra, bà vợ tôi làm tổn thương ba bố con tôi một lượt!
Nhắc tới chuyện thằng con giống bố, tôi liên tưởng tới lần đưa cả nhà lên thăm gia đình anh bạn trên San Jose, một nơi được ví von là Thung Lũng Hoa Vàng, thành phố có đông người Việt sinh sống nhất hải ngoại. Sau bữa cơm tối, nhìn các cháu lăng xăng phụ giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, chén bát, tôi hỏi kiểu móc lò thằng con lớn:
- Con thấy mấy em nhà cô chú có giỏi không con?

Tôi lãnh ngay một cú đá giò lái:
- Dạ chắc tại di truyền đó bố!

Rồi cả mấy đứa em gái cũng "đấu tố" tôi sát ván. Một đứa ghé nhà tôi vào một ngày trời đẹp nắng. Mấy câu chữ này tôi sao chép từ bản nhạc Phượng Buồn của nhạc sĩ Tuấn Hải, mà một số người lầm tưởng tác giả là Thanh Sơn hay Nguyên Vũ. Thấy ông anh nằm dài trên sofa thả hồn theo tiếng hát Lệ Thu, trong lúc bà chị dâu lăng xăng rửa chén bát, nấu ăn dưới bếp. Chẳng những nó không nhận ra cảnh gia đình tôi yên vui đầm ấm, lại bĩu môi hỏi giọng đâm hơi:
- Em không hiểu tại sao chị Hai lại chịu lấy anh Hai vậy?

Tuy tai vẫn lắng nghe bao cung bậc du dương, nhưng chỉ với cái liếc mắt, tôi thấy rõ nụ cười nở trên môi bà vợ đi kèm với cái nhẹ lắc đầu.
Một đứa em gái khác lại mang chuyện "ngày xưa hoàng thị" ra tố cáo ông anh:
- Chị Hai biết hông, hồi nhỏ anh Hai làm biếng ghê lắm!

Giọng nó kéo dài nhằng ra lúc nói tới chữ "làm" với chữ "biếng", rồi mới kể tiếp:
- Em nhớ lần mẹ sai anh Hai rửa chén, ảnh xếp ngửa tô chén đầy dưới sàn nhà bếp, lấy vòi xịt nước lên vài lượt rồi úp hết vô chạn là coi như xong.

Quả tôi không ngờ cái sáng kiến rửa chén bát độc đáo, nhanh gọn ít hao tốn sức ấy chẳng những không được khen ngợi, tán dương lại bị nó chê bai thậm tệ! Vậy mà vợ tôi vẫn đáp lại bằng nụ cười bí hiểm, khó mà diễn tả cho nổi! Vợ tôi nào hay biết, sau lần rửa chén bát kiểu đó, mẹ tôi không bao giờ sai tôi làm việc nhà nữa! Tất cả mọi việc trong ngoài đều giao hết cho chú em kế kém tôi ba tuổi. Chú nhờ siêng năng từ thủa bé, đến khi lớn khôn rất nhiều người ngấm nghé muốn gả con gái cho. Tiếc là chú ấy chỉ được quyền chọn một, và chú thường bị bà vợ ghen tương cự nự hoài, vì cái "tội" siêng năng nên có quá nhiều người thương.

Cô em này còn đem chuyện trong hãng xưởng kể với vợ tôi:
- Chị Hai biết hông, con bạn làm chung một chỗ với em, than thằng chồng nó làm biếng quá cỡ thợ mộc, không chịu phụ nó lo cho con cái, không giúp nó làm việc nhà, chuyện gì cũng một tay nó lo hết! Nó chịu hết nổi nên đã làm đơn ly dị xong xuôi hết rồi! Nghe vậy em liền phân tích cho nó thấy: chuyện làm biếng của thằng chồng mày, đâu có nhằm nhò thấm tháp gì, nếu đem so với ông anh Hai của tao. Mày có biết ổng chưa bao giờ thay tã cho mấy thằng con, chớ nói gì đến chuyện rửa đít cho tụi nó. Nồi niêu, xoong chảo, tô chén, đũa muỗng, ổng chưa chắc biết để ở đâu, nói chi đến chuyện giúp vợ nấu ăn, rửa chén. Ổng y như mấy công tử bột vậy đó, vậy mà bà chị Hai tao chịu nổi, vẫn tỉnh bơ sống hạnh phúc. Tao thấy chuyện làm biếng của thằng chồng mày nhỏ như con thỏ, có đáng gì đâu đến nỗi phải ly dị! Vậy là mấy bữa sau nó nói với em là nó đã rút đơn xin ly dị và làm hòa với thằng chồng nó rồi.

Tôi thật không ngờ cái cố tật làm biếng của tôi lại hàn gắn được một gia đình sắp đổ vỡ. Còn thằng bạn học thân rất thân người gốc Do Thái của đứa con trai tôi, vui đùa thắc mắc hỏi nó:
- Mỗi lần tới nhà mày chơi, hễ vô mùa football, thứ Bảy thì bố mày coi các trận đấu của sinh viên đại học, Chủ nhật thì xem các trận nhà nghề, suốt từ sáng cho mãi đến tận khuya. Hết mùa football bố mày lại xem baseball, basketball, tới giờ ăn thì mẹ mày dọn cơm sẵn ra bàn rồi kêu mày mời ông ấy ra ăn. Ăn xong rồi là bố mày đi nằm ngủ. Chưa khi nào tao thấy bố mày rửa chén, cắt cỏ hay làm vườn giống như bố của tao hết vậy?

Con tôi chỉ thuật lại câu bạn hỏi thôi, chớ không đả động tới điều nó trả lời như thế nào. Nhưng phải công nhận, thằng nhóc con Do Thái này có mắt tinh đời, nhìn rõ mọi chuyện, tả về tôi không sai sót một điểm nhỏ nào.

Nhưng ghi sâu vào tâm khảm tôi nhất lại là lời phê phán của thằng bạn thân thời đi học. Tôi với nó học chung lớp những bốn năm liền. Hai năm lớp Tám và lớp Chín, hồi đó gọi là Ðệ Ngũ với Ðệ Tứ, tại Lasan Thánh Giuse Mỹ Tho. Suốt hai năm học, nó thuộc hạng đứng đầu lớp, tôi thì chuyên môn đội sổ. Vì thuộc hai đẳng cấp khác nhau, tôi với nó chẳng mấy khi trò chuyện. Ðến năm lớp Mười và Mười Một, hai đứa cùng giã từ vùng đồng bằng sông nước, lên miền Cao nguyên theo học nội trú tại Lasan Ban Mê Thuột, bây giờ tỉnh thành này đổi là Buôn Ma Thuột. Sống nơi Buồn Muôn Thuở lẫn Bụi Mù Trời, thêm phần chẳng quen biết ai, hai đứa tự dưng sáp lại gần nhau như thân thiết từ lâu, nhờ vậy cái buồn sống xa nhà vơi đi chút đỉnh. Tôi với nó nói kể cho nhau nghe đủ mọi thứ chuyện, từ trong trường ra tới ngoài phố, luôn chuyện riêng tư lẫn gia đình. Cho đến một hôm lúc chỉ còn hai đứa ngồi trong lớp học, nó đến bên tôi, chậm rãi nói như nhấn từng tiếng một:
- Kể từ bữa nay, tao xác nhận, tao xem mày là thằng bạn thân nhất của tao.

Câu nói bất ngờ ấy làm tự ái tôi bị va chạm! Tôi định hỏi lại xem từ mấy tháng nay nó coi tôi là cái thứ gì? Song thấy mặt nó quá nghiêm trang, tôi lại ngồi im. Rồi qua lời nó kể, tôi mới rõ hoàn cảnh nông dân nghèo của ba má nó ở tuốt luốt tận Cà Mau. Nó lôi từ trong hộc bàn ra đưa cho tôi xem hình từng người trong nhà. Ngày hôm đó con tim thằng con trai mới mười bảy là tôi chợt rung động, khi nó trao tấm hình con em gái nó ra trước mặt cho tôi xem. Ánh mắt, làn môi, nụ cười đó làm con tim tôi bối rối, đập loạn nhịp.

Rồi đến năm hăm mốt tuổi, tôi đi vào quân đội. Mấy câu chữ này là sự thật cuộc đời tôi, chớ không phải ăn cắp lời bài hát Biển Mặn của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Mà lòng thì chưa hề yêu ai, ngoài việc để ý tới con em gái của nó. Vài ngày trước khi khăn gói lên đường vào Quang Trung nhập ngũ, tôi rủ nó ra quán Bạch Ðằng góc đường Pasteur - Lê Lợi vừa ăn kem vừa ngắm thiên hạ dạo phố. Lúc vét gần hết phần kem đựng trong trái dừa, tôi ngước nhìn nó, một chút bối rối thoáng qua, rồi mới thổ lộ:
- Tao yêu em gái mày.

Câu nói tuy ngắn ngủn nhưng toàn lời chân thành! Tôi phải thu hết can đảm, đắn đo suy nghĩ không biết bao nhiêu ngày mới dám thốt ra. Tiếc thay được đáp lại bằng sự lặng thinh. Nó tảng lờ như không nghe gì, miệng mồm im thin thít, cái đầu không gật mà cũng không lắc. Tôi hơi quê, chỉ còn nước ngồi trơ mặt ra đó. Tôi dự tính sẵn, nếu nó ủng hộ và tiếp tay tác hợp mối lương duyên, tôi sẽ tập tành gọi nó bằng anh, không thì cứ mày tao hoài, đâu có chết thằng Tây con Ðầm nào! Với lại tôi đã mấy lần biên thư và được em gái nó trả lời rồi. Tuy chưa nói tiếng thương hay tiếng yêu nào, nhưng tôi thấy như vậy cũng quá đủ với tôi vào lúc đó.

Mãi sau này tôi mới hay, nó biên thư về tận Cà Mau báo cho em gái với luôn ba má nó biết: Cái thằng đó làm biếng thầy chạy luôn! Thích ngủ hơn thích làm, áo quần thì lôi thôi lếch thếch, tóc tai bờm xờm không chịu chải. Bởi loại ngôn từ chuyên phê phán này đã trở thành điệp khúc, lập đi lập lại bên tai tôi quá nhiều lần rồi, tôi chẳng buồn cũng chẳng ngạc nhiên. May mà con em gái nó không nghe lời khuyên của thằng anh. Nếu không thì đến giờ phút này chắc tôi vẫn phải sống cu ki một mình. Vì ai mà chịu chung chăn chung gối với một thằng lười nhớt thây như tôi.

Nhưng nghĩ cho cùng tôi phải cám ơn nó. Không! Giờ tôi phải gọi là anh Hai. Và tôi cũng không được phép trách phiền hay hờn giận gì một người đã diễn tả hết sức trung thực về bản thân tôi cho cô em gái nghe, để dựa theo đó chọn lựa đúng tấm chồng. Tôi cũng không rõ, chơi với bạn rồi ?dể em gái bạn có phải là hành động tội lỗi chăng? Nhưng tôi cần phải cám ơn anh Hai. Cuộc đời tôi chắc chắn sẽ đổi khác, nếu ngày đẹp trời hôm đó, anh Hai không đưa cho tôi xem tấm hình em gái của anh Hai.

Nếu xét riêng vài khía cạnh nào đó, bản chất vợ chồng tôi như đối nghịch nhau. Một người bình tĩnh hầu như không biết nổi giận, nhẹ nhàng, đảm đang, Một người nóng nảy, lè phè, lượm thượm, vì vậy những năm tháng đầu chung sống, đôi lần vợ tôi cằn nhằn bảo tôi giúp làm việc này, cần sửa đổi tính nết nọ. Nhưng nói với tôi y như nước đổ đầu vịt, có sửa chăng cũng chỉ được vài lần rồi mọi chuyện lại vũ như cẩn, nói lái thành vẫn như cũ. May mà vợ tôi sớm nhận ra, nói mãi mỏi miệng, gia đình lại xào xáo, nên để mặc tôi muốn làm gì thì làm, không hờn, không giận, không than, không trách. Áo quần tôi thay ra vứt bừa bãi, bà tự động nhặt bỏ vào thùng rồi mang đi giặt. Ăn uống xong tôi không dẹp, thì bà đem chén bát đi rửa. Bà còn can đảm tình thật, không móc méo nói thẳng với tôi:
- Từ nay em chịu thua anh rồi, em để anh tự do luôn, muốn làm gì thì làm!

Sự chiều chuộng lẫn câm nín này cũng làm thay đổi phần nào con người tôi. Ðôi lần tôi cũng phụ vợ dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nhà tắm, giặt thảm, hút bụi, để thấy đôi nụ cười thoáng trên mắt trên môi bà vợ.

*
Nhớ lại hồi mới sang Mỹ, tôi may mắn được nhận vào làm tại một hãng xưởng chuyên sản xuất cơ phận thuộc ngành hàng không và không gian. Làm độ ngoài chục năm, hãng tổ chức một ngày "Open House". Hôm đó cánh cổng hãng mở rộng, đón mọi người vào viếng thăm nơi làm việc của thân nhân mình. Lúc tôi đưa bà vợ tới giới thiệu với ông xếp cũ, tôi chưng hửng khi nghe ông khen ngợi tôi bằng một câu hỏi:
- Bà có biết ông chồng bà là một trong số vài người siêng năng nhất của hãng không?

Kể từ sau lần nghe câu nói đó, tôi hay tự hỏi mình: tôi là người siêng năng hay lười biếng? Nghĩ đến hai sự đối nghịch sống chung trong một con người này, thường đưa tôi quay về với năm tháng chân ướt chân ráo mới định cư tại Mỹ. Lúc đó tôi đang ở độ tuổi tràn đầy sức sống, muốn làm thật nhiều để mau ổn định lại cuộc sống. Vì vậy tôi chưa hề lắc đầu từ chối mỗi khi được xếp hỏi làm thêm giờ. Nói theo ngôn ngữ hiện giờ của người trong nước hay đi xuất khẩu lao động là làm tăng ca. Suốt gần chục năm liền, mỗi ngày tôi thường làm việc mười hay mười hai tiếng, đôi khi cả mười bốn hoặc mười sáu tiếng, làm luôn thứ Bảy, Chủ nhật hay ngày lễ, nên vợ tôi không cần nghĩ tới việc xin đi làm. Từ đó gia đình tôi có được nếp sống theo khuôn mẫu khi xưa, chồng ra bên ngoài kiếm sống, vợ ở nhà lo việc nội trợ, chăm nom con cái.

Trong những ngày miệt mài làm việc, tôi nhận ra phần nào sự khác biệt về cách suy nghĩ lẫn lối sống của vài người chung quanh. Một anh bạn người Mễ tính tình cởi mở, thân thiện, cuối tuần hay tụ họp người thân, bạn bè kéo nhau ra công viên ăn uống, ca hát, nhảy múa, còn đồng hương tôi phần đông đều cần cù, siêng năng, xếp hỏi làm thêm giờ chẳng mấy khi lắc đầu. Vì thế chỉ chừng vài ba năm sau ai cũng mua được nhà riêng, sắm xe đẹp. Ngược hẳn lại với anh bạn người gốc Ái Nhĩ Lan, tôi chưa khi nào thấy anh gật đầu nhận làm thêm giờ, mặc dù đồng tiền hàng tuần lãnh về anh phải tính toán chi li: Tuần này sẽ ký trả tiền điện nước, tuần sau mua vé dẫn con đi Disneyland, tuần sau nữa đưa cả gia đình đi ăn buffet.

Tôi nhớ có lần đã hỏi anh:
- Cuối tuần nghỉ ở nhà anh làm gì?

Mặt anh sáng lên trả lời:
- Mấy ngày đó tôi bận rộn lắm, nào phụ bà xã lau chùi hút bụi nhà cửa, giặt giũ quần áo, cắt cỏ, trồng rau, trồng hoa, tưới cây ngoài vườn.

Nghe anh nhắc toàn mấy chuyện hiếm khi tôi đụng tay vào. Tôi tự hỏi, chỉ cần vài giờ làm thêm thôi, anh có dư tiền trả công cho người khác làm thay thế anh tất cả mấy công việc đó, mắc mớ gì anh phải nhúng tay vào! Tôi nhẩm tính trong đầu, nếu mỗi tháng anh chỉ cần làm thêm một ngày thứ Bảy và Chủ nhật nữa thôi, thì anh đâu cần bận tâm tới mấy việc ký các hóa đơn, đưa con đi chơi hay ra nhà hàng ăn uống!

Tôi còn một anh bạn làm chung người gốc Pháp, cũng thuộc hạng dứt khoát chỉ làm đúng bốn mươi tiếng một tuần. Một hôm hai đứa tôi gặp nhau nơi phòng đợi một ngân hàng, anh thân mật hỏi tôi:
- Anh ra đây vì việc gì vậy?

Tôi đáp:
- Hỏi vay tiền mua xe, còn anh?

Anh đáp:
- Tôi hỏi vay hai ngàn để có đủ tiền chi xài cho kỳ nghỉ thường niên sắp tới.

Rồi anh hào hứng huyên thuyên kể về bao dự tính: Anh sẽ bay qua thành phố biển Miami thuộc bang Florida. Ðể đón chuyến Cruise (du thuyền) chở cả ngàn hành khách, lênh đênh trên Ðại Tây Dương, sau đó tàu băng ngang kênh đào Panama để sang Thái Bình Dương rồi trở về lại San Diego.

Tôi chau mày nghĩ ngợi: Vay tiền để đi chơi? Quả đây là lần đầu tôi hay biết một chuyện lạ lùng như vậy! Tôi chợt nghĩ thêm: anh cần chi phải vay tiền? Anh chỉ cần làm mười giờ mỗi ngày, thêm tám tiếng hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật, làm liên tục vỏn vẹn bốn tuần lễ thôi, anh sẽ dư tiền để tiêu xài trong suốt chuyến đi. Nghĩ đến đó tôi chỉ biết lắc đầu trước sự việc xin vay mượn để có tiền đi chơi này!

Cho đến một ngày kia tôi chợt tỉnh, không suy bụng ta ra bụng người nữa, và lần hồi nhận ra: Hai anh bạn làm chung với tôi, một anh đang tận hưởng cuộc sống vui thú điền viên bên vợ bên con, bên vườn hoa luống rau,? ngay từ lúc đang ở tuổi làm việc, mà chẳng phải đợi đến khi nghỉ hưu. Một anh không để lãng phí một ngày giờ nào trong cuộc sống. Ngoài tám tiếng làm việc mỗi ngày ra, còn lại toàn những giờ khắc thảnh thơi, rong chơi nhàn tản. Thời gian là tiền bạc, điều đó không sai nhưng thời gian cũng là những giây phút bên nhau, cùng ngắm hoa nở, mây bay, nghe chim hót ngoài vườn. Hạnh phúc của các anh là những gì đơn sơ, tầm thường, mà đồng tiền chỉ hỗ trợ phần nào chớ không giải quyết được tất cả.

Ðiều tôi suy ra đó, đúng sai, thích hợp hay không đều tùy thuộc mỗi người. Nương theo chiều hướng đó tôi nhìn lại chính mình. Tôi tập tành bớt gật đầu mỗi khi xếp hỏi làm thêm giờ. Nhưng từ suy nghĩ tiến tới hành động cũng chẳng dễ dàng gì! Bài học lắc đầu đơn giản đó tôi học cả năm trời mới bắt chước làm theo nổi. Ðể từ từ tôi nhận ra thời gian thảnh thơi cũng quý giá chẳng khác chi đồng tiền.

Từ ngày có thêm thời gian sống riêng với vợ, với con, với người thân bè bạn tôi cũng nhìn lại căn bệnh làm biếng trầm kha của mình, cho dù chẳng mấy ai nhắc đến nó nữa. Nhân chuyến vợ chồng tôi đưa nhau sang Mexico City, thủ đô nước láng giềng bên cạnh nước Mỹ. Ðó cũng là lần đầu tôi thuê nơi ở theo lối Airbnb, giống như thuê một căn hộ riêng. Ở nơi đây ngoài những tiện nghi không khác gì khách sạn ra, lại có thêm bếp núc, chén bát, nồi niêu xoong chảo để khách tự nấu ăn.

Chuyến đi này tôi muốn đền bù lại phần nào sự lo lắng chiều chuộng tôi, suốt bao nhiêu năm dài của bà vợ. Tôi muốn hoán đổi vị trí. Tôi sẽ là người nội trợ, nhà tôi sẽ đóng vai trò của chính tôi. Tới bữa sẽ có người dọn cơm, bưng nước, ăn uống xong có người đem đi rửa, quần áo thay ra có người giặt giũ, ngủ thức dậy có người dọn dẹp gối chăn.

Nhưng mọi dự tính của tôi đều không thành, bởi vừa thấy tôi cầm cái đĩa lên định rửa, vợ tôi liền đứng dậy bảo tôi:
- Thôi thôi, "bố" để "mẹ" rửa cho, nhìn bố đứng rửa mẹ không quen mắt. Từ đây về sau mỗi khi ăn uống xong, bố phụ với mẹ bưng chén bát ra bồn cho mẹ rửa là mẹ vui lắm rồi.

Thế là sau chuyến đi ấy, hai chúng tôi vẫn không thay đổi được gì cho nhau. Tôi vẫn là tôi, vợ tôi vẫn là vợ tôi. Tôi thiển nghĩ, mỗi nhà mỗi nếp, mỗi người mỗi cách nhìn, làm thế nào để cuộc sống lứa đôi bền vững hạnh phúc? Ðó là điều mỗi người phải tự tìm ra cho mình. Phần tôi, tôi biết, tôi là người có quá nhiều khiếm khuyết, lại may mắn tìm được "nửa phần kia", chấp nhận mọi điều bê bối, chây lười, bừa bộn, để tôi có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc suốt hơn nửa thế kỷ qua. Cám ơn bà vợ đã đồng hành cùng tôi! Từ nay sẽ không bao giờ tôi tự hỏi xem: Tôi là người làm biếng hay siêng năng? Ai phán xét tôi là hạng người nào, tôi chỉ biết cười, bởi dù thế nào đi chăng nữa, tôi không thể biến thành một con người khác được.


Sapy Nguyễn Văn Hưởng

Mục Lục


IV. Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 262 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMuạcom Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ

Ðịa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors