Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa

Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Số 255

Ngày 1 tháng 9 năm 2023

Home | Giao Mùa (Unicode) | Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc

Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ)

Ban Biên Tập:

Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên

Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương

& TK Trung Kỳ

Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com

Web Counters

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Thu Năm Nay Lạ Thế ______ Ðặng Xuân Xuyến
2. Ly Thân ______Nguyễn Thị Thanh Dương
3. Nếu Như ______PhamPhanLang
4. Bàn Tay Trắng ______ Bạch Liên
5. Phải Chi Em Là Thật ______ Chương Hà
6. Thơ Bốn Câu ______Nam Thảo
7. Tâm Tình Người Lính. ______Bảo Giang
8. Thơ Viết Ngày 11 ______Thylanthảo
9. Hồn Thơ 1 ______ CN/H.N.T.
10. Khung Trời Nhỏ Xanh Xanh ______Lê Miên Khương
11. Hương Ẩm Mấy Ðiều ______ Tình Hoài Hương
12. Cô Chủ Và Thực Khách ______ Phượng Vỹ
13. Bâng Khuâng Nỗi Nhà ______Hàn Thiên Lương

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Phú Heo Quay ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn ___________ Tình Hoài Hương
3. Kết Bạn Tri Âm ___________ Hai Hùng SG
4.Từ Istanbul - Ðến Tu Mơ Rông - Theo Ðường Chim Bay (phần 2) ___________ Phan Thái Yên
5.Lại Chuyện Thầy Trò ___________ Kim Loan
6.Hạ Về ___________ Bạch Liên

III . Nhạc__________________________________________________

1.Tóc Mây ___________ Chương Hà

IV . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________

1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Thu Năm Nay Lạ Thế  


Thu năm nay lạ thế
Heo may vàng ngõ quê
Ðêm cựa mình tiếng dế
Xới vang cả góc trời.
.
Ồ rúc rích ai cười
Rộn ngõ quê đến lạ
Mà như là trong lá
Thì thầm lời triền đê.
.
Ai hát khúc tình quê
Dặt dìu câu giã bạn
Kìa hàng cây xòe tán
Vươn cao nhiều hơn xưa
.
Chợt nghe khúc đò đưa
Giữa đồng quê bát ngát
Lúa se mình mẩy hạt
Nắng suộm vàng rẻo đê
.
Thu năm nay lạ thế
Heo may vàng ngõ quê
Ðêm cựa mình tiếng dế
Thì thầm lời triền đê!
*.

Làng Tăm, 16 tháng 8-2023

ÐẶNG XUÂN XUYẾN


CHỈ LÀ...NGẠỊ..DỤ...NGƯỜI VỀ
Chùm thơ : Ðặng Xuân Xuyến
*
CHỈ LÀ...
(tặng chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp)
 .
Chị ngồi để tám gió khuya
Ðể ve vuốt ánh trăng lòa xòa buông
Chị nào đợi vọng tiếng chuông
Chỉ mong một chút gió cuồng lạc đêm.
 .
Cơi trầu chị bỏ, chả têm
Khát chi duyên hẩm, phiền thêm, báu gì...
*.

Làng Tám, trưa 03 tháng 12-2022
ÐẶNG XUÂN XUYẾN

.

NGẠI...
 .
Có người rủ ngủ thử đêm
Mà e lạc trận gió thềm lả lơi
Mấy lần định giả ghé chơi
Lại lo sớm nắng làm vơi gió thềm
 .
Ðã buồn
còn ghẹo buồn thêm
Có người
rủ rỉ
mấy đêm
cứ chờ...
*.
Hà Nội, 25 tháng 8-2023

ÐẶNG XUÂN XUYẾN

.

DỤ...
. 
Trời hè nắng rõ chang chang
Dụ nhau mơ chút điệu đàng góc quê
Dụ mùi búi cỏ triền đê
Dụ hương lá sả vân vê gió lùa...
*.
Hà Nội, trưa 26 tháng 6-2022
ÐẶNG XUÂN XUYẾN

.

NGƯỜI VỀ...
- viết cho G -
 .
Người về vạch lá tìm sâu
Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi
 .
Người về dụ nắng rong chơi
Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa
 .
Người về phá nhịp đò đưa
Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời
*.

Hà Nội, 19 tháng 5-2022

                                                    
Ðặng Xuân Xuyến  
Mục Lục


2. Ly Thân ( Nhân đọc tin vợ chồng thủ tướng Canada Trudeau thông báo ly thân August 02, 2023) Trả lại nhau những thương yêu ngày trước Chúng ta bây giờ kẻ lạ người dưng Ðường anh đường tôi hai ngã ly thân Hai trái tim đã không cùng cảm xúc. Hai trái tim này một thời rạo rực Nghĩ về nhau, không thể sống thiếu nhau Không có anh đời là vạn ngày sầu Không có em thế gian thành vô nghĩa. Tình vợ chồng tưởng trăm năm gắn bó Ðã nhạt phai dần cùng với thời gian Có phải thực tế làm giấc mơ tan? Có phải hôn nhân làm mình vỡ mộng?. Căn nhà ấy đã một thời ta sống Vui sớm chiều, ấm cúng ánh đèn khuya Hôm nay không còn chung lối đi về Hay là chúng ta chọn sai địa chỉ. Lỗi tại ai cũng trăm ngàn lý lẽ Thắng hay thua cũng chẳng có người vui Tiền bạc gia tài cay đắng chia đôi Chia nhau cả những ngậm ngùi oán trách. Anh và tôi hứa coi nhau như bạn Ðể các con cảm thấy đủ mẹ cha Dối lòng mình và dối cả trẻ thơ Những đứa trẻ vẫn bơ vơ tội nghiệp. Ly thân rồi tình vợ chồng đã hết Tình yêu xưa là chuyện cổ tích buồn Ta trót yêu và đã trót phũ phàng Trái tim bị thương sẽ còn đau mãi. Nguyễn Thị Thanh Dương ( August 03- 2023) UTAH NGÀY TRỞ LẠI. ( Những ngày đến Utah. May, 2023). Về chốn cũ chiều bỗng dưng mưa đổ Cuối tháng năm phố núi vẫn lạnh đầy Salt Lake City ướt những hàng cây Núi ngủ trong mưa một màu ảm đạm. Xe chạy qua những phố quen thất lạc Thấy tên đường như gặp lại cố nhân Mái tóc nào từng lộng gió bâng khuâng Gateway mall chiều cuối tuần thứ bảy. Tôi cứ tưởng nước mắt mình rơi đấy Chỉ là mưa nhòa nhạt cửa kính xe Còn nhớ tôi không Temple Square ? Trời mây xám phía xa hoàng hôn xuống. State Capitol tôi vừa đến Bước bồi hồi lên những bậc thềm cao Ngồi đây mà nghe gió núi lao xao Tưởng ai gọi tên mình trong gió núi. Bountiful, Centerville sắp tới Làm cho tôi nao nức lối về nhà Farmington như chưa hề cách xa Bụi hoa đẹp nhà ai trên dốc thấp. Mặc trời mưa trên đường từ Salt Lake Theo tôi về những kỷ niệm chưa nguôi Tôi vẫn còn thở vị mặn trên môi Hồ Muối lớn nước mênh mông như biển. Về đến Kaysville cơn mưa tạnh hẳn Mây lại xanh núi lại thức êm đềm Tôi thấy mùi năm tháng cũ thân quen Hồn tôi đấy Utah ngày trở lại. ( June 05, 2023) Nguyễn Thị Thanh Dương
Mục Lục


3. Nếu Như
Một bài thơ PL làm đã từ rất lâu, trong một lúc lòng trĩu buồn oán trách con tạo bất công và lòng cứ thầm hỏi "nếu như? nếu nhử..." Bài thơ này đã được Ns Mai Hoài Thu phổ thành ca khúc và ca sĩ Vân Khánh trình bày từ ba năm trước nhưng PL chưa bao giờ phổ biến đến bạn hữu. Hôm nay tình cờ nghe lại bài này và xin được chia sẻ. Xn cám ơn Ns Mai Hoài Thu đã phổ nhạc thật đặc sắc cho bài thơ này. Ca khúc: Nếu Như Thơ: PhamPhanLang Nhạc sĩ: Mai Hoài Thu Ca sĩ: Vân Khánh Hòa âm: Quang Ðạt https://www.youtube.com/watch?v=a1sggI2YRDw Nếu Như nếu như ngày ấy anh đừng theo chân em mãi vấn vương đợi chờ nếu như nhện chẳng giăng tơ thì em đâu phải bơ vơ nửa đời nếu như anh chẳng ngỏ lời thì nay em chẳng rã rời khóc anh nếu như tơ chỉ se mành thì sao trời nỡ đành hanh duyên phần? nếu như anh đã có lần yêu em sao nỡ lìa trần hở anh? nếu như chẳng thức thâu canh thì anh đã chẳng theo tranh hiện về nếu như đêm chẳng lê thê hồn em đã chẳng tỉ tê khóc thầm nếu như chỉ nếu như thôi thì hoa đã chẳng nổi trôi giữa dòng... phamphanlang 26/2/2013

PhamPhanLang

Mục Lục


4. Bàn Tay Trắng Nhìn lại thân thể con người ta Nội tạng có mấy bộ phận chánh Ðều liên quan, hoạt động dây chuyền Giống y hệt như những chiếc xe * Xe hơi, xe đạp, xe tải nhiều bánh Xe nào chạy vài năm cũng kêu lạch cạch Máy hư, đứt thắng? sẽ nằm trên đường Con người ta cũng có lúc nằm giường * Chiếc giường bịnh là chiếc giường vô giá Vị tỷ phú giàu tiền rừng bạc biển Tiền dư dả chất núi Phú Sĩ Sơn Xài trăm đời, xài tới ngàn năm * Vẫn không mua được căn bịnh nan y Ông đã nằm xuống với bàn tay trắng Bạch Liên


Mục Lục


5. Phải Chi Em Là Thật Em chỉ là một con robot Anh đem về ôm ấp, đở bơ vơ Ðể em làm thiên thần, tiên nữ Bằng hàng hà những tên hoa mỹ Nhưng em vẫn là một robot, không tim đâu Áo quần, nữ trang, anh chọn dẫu nhiệm mầu Dẫu đài trang, quý phái hay diêm dúa Che, da thịt em chỉ là nhựa silicon Em cố học chìu chuộng anh tinh thần, thể chất Lời ân cần, cử chỉ vẫn lạc điệu không hồn Anh bình an, không bận tâm rối trí Cư xử với em không suy xét, đắn đo Yêu dễ vậy, cho thanh thản cuộc đời Nhưng tình yêu chỉ hình thành giả tạo Nghĩ chung thủy nhưng không có chân tình ấm áp Như em trao tình anh cứ trơ tráo, ngây ngô Cảm xúc tắt ngắm từng đầu dây điện trở Em khó hiểu khóc cười , sướng vui hay đau khổ Nếm trải cuộc đời đầy thi vị cùng anh Em chỉ là một con robot thiếu thông minh Không thể cùng anh là tri âm, tri kỷ Tâm hồn và trái tim có điều huyền bí Sống trăm năm dễ gì hiểu được nhau Huống chi em, một búp bê robot Cố gắng hiểu anh từ những con chip nhỏ Tắt dòng điện là em tắt thở Vĩnh biệt anh không nuối tiếc Hồn phách trơ trơ Chương Hà


Mục Lục


6. Thơ Bốn Câu THƠ BỐN CÂU EM ÐI PHỐ VẮNG Em đi phố vắng vẻ tiêu sơ Hỏi nắng im lìm nắng có mơ? Khuất lối chim xa tìm cánh gió Anh về nẽo mộng bước chơ vơ! TÌNH NAO Man mác tà huy ánh mắt hiền Ngậm ngùi gót ngọc bóng thuyền quyên Chia tay chưa nắm sao lưu luyến? Mà hỏi tình nao sao đảo điên? THẤY CHƠI VƠI Chưa tới thu về sao lá rơi? Chắc lòng ta bổng thấy chơi vơi? Ðò ngang bến nước tim rung động Hồn lá thu buồn rơi khắp nơi CÀNG BUỒN Nắng úa tình xưa buồn cũng buồn Càng buồn, em tiếng nhẹ hơn chuông! Ngân vang văng vẵng hồn anh đó Trọn kiếp trần ai ai nỡ buông THUYỀN CHỞ TÌNH SI Mây trắng lưng trời bay tới đâu? Chiều tàn sương rụng, phải dòng ngâu? Lững trôi thuyền chở tình si nặng Chẵng trắc không bằng, kệ, bốn câu! TA MUỐN SAY Thứ bảy mưa bay cứ suốt ngày Nĩ non, sướt mướt tận chiều nay Mưa thêm một bửa làm chi nữa? Nhớ bạn ly đầy ta muốn say! Nam Thảo


Mục Lục


7. Tâm Tình Người Lính. Ngày anh đi lưng trời lửa đạn, Ðem ước nguyện gởi nhắn tương lai: Rằng Ta đi cho ngày mai sáng, Bước ta về với nắng ca vang. Ở đó là trời Nam quang đãng, Dân nước Nam sống cảnh thanh bình. Hoà với trời niềm vui ngày mới, Chung với đất nhịp bước thênh thang. Từng bước chân vui cùng non nước, Triệu con tim hướng tới ngày mai. * ** Em vẫn nhớ ngày anh vào lính, Anh ngập ngừng hẹn ước thương yêu. Rằng anh đi chỉ vì đất nước, Anh sẽ về trong bước vinh quang? Rồi anh đi đường vang tiếng hát, Ngày anh về sông núi là thơ. Cho muôn lòng mong chờ, hướng tới, Cùng đất trời trổ nhạc ra khơi. Ôi, bước chân trong thời chiến loạn, Giòng sử Việt mãi mãi còn ghi. Này dấu chân, vai kề lửa đạn, Ðây bước đường vang dội tiếng ca. Chí làm trai vượt ngàn sóng gió, Ðường anh đi gian khó là chi. Giữa đồi cao xá gì bão táp, Chốn rừng gìa đạp nát chông gai. Kìa rừng sâu núi đồi thung lũng, Ðến đỉnh đèo, biển rộng non cao. Khoảng đất nào chân anh không tới, Mảnh trời nào ngăn nổi tiếng ca? Ngày anh đi lòng đà ký thác, Bước Ta về hoa nắng là thơ. Em hân hoan đón chờ ngày mới, Ta bên nhau đứng với xóm làng. Tay đan tay chung lời ca hát, Cho bóng cờ mãi mãi dâng cao. * ** Rồi hôm nay mai đào tươi nở, Bước anh về sông núi hoan ca. Ðường phương Nam chan hòa dưới nắng. Ðất quê mẹ chiếu sáng tình người. Ðời chiến sỹ một lòng chẳng đổi, Chí tang bồng rạng cõi trời nam. Ðường anh đi đất trời chứng giám, Bến người về đại nghĩa phân minh. Ta sinh ra, sống vì trời đất, Bước quay về định quốc an dân. Lấy máu hồng xây hồn tổ quốc, Ðem thân về gởi với giang sơn. Cho ngày mai trời Nam rạng sáng, Ðất nước Việt mãi mãi quang vinh.

Bảo Giang
Mục Lục


8. Thơ Viết Ngày 11 * Mười một ( 11) tháng nào tâm vẫn khắc Vết hằn thê thảm một màu tang Mở mắt ra nặng lòng biết mất Vợ hiền yêu dấu quý như vàng? 11 tháng nầy gần 3 năm Vẫn nghe cào xé ở trong tâm Em đi không một lời từ giã Chốn ấy cõi nào quá xa xăm?! Chiếu chăn vẫn giữ nguyên như cũ Chiếc gối em nằm vẫn cạnh bên Làm sao anh khỏi thương khỏi nhớ Nghĩa tình chăn gối dễ gì quên. Bàn chải răng, khăn em lau mặt Ðôi giày đôi dép họp phấn son Em bây giờ về bên cõi Phật Ðêm đêm phòng vắng buồn nào hơn?! Mấy năm rồi trước khi đi ngủ Anh cũng van vái trước bàn thờ Em về trong mơ cho đở nhớ Và từng đêm trăn trở thương chờ? Vàng ánh trăng tròn rồi lại khuyết Hoa nở tươi màu hoa héo tàn Em bên anh rồi em cũng mất Ðốt nén hương buồn khói thở than?! thylanthảo 11-7-23 Hoa ngọc lan * Hương lan thơm dìu dịu Trời đặc sao tinh ngời Góc vườn buồn im đứng Thả hồn gởi xa xôi! Ngọc lan màu tinh trắng Không màu mè kiêu sa Ðêm xuống dần im vắng Mắt nhìn lan thiết thả Em từ xa tìm đến Houston mưa dầm dề Cảnh đời tuỳ số mệnh Dìu nhau vào cõi mê ! Lần đầu tiên gặp gỡ Em vui vẻ thân tình Ta ngại ngùng bở ngở Xa lạ trước dáng hình 10 năm rồi quên lãng Ta bước theo dòng đời Chuyện tình yêu lãng mạng Thoảng đến rồi xa xôỉ Tình cờ nhìn lại ảnh Hoa ngọc lan tinh ngời Giọt hồng sương lóng lánh Tất cả đều xa xôi! Chút tình trong kỷ niệm Ghi vết khắc trong lòng Mây buổi chiều màu tím Em còn nhớ hay không ? thylanthảo 25-6-23 Thoáng chốc vụt vù * Cũng còn may nằm bên khung cửa Ðược nhìn thông thoáng cảnh trời đêm Cho dù rất hẹp trong tầm mắt Chút gió vỗ về êm dịu êm! Trời mùa đông sương mù lãng đãng Chị Hằng Nga ẩn hiện mập mờ Trăng thời chinh chiến nay đà mất Bước vô tù sống cảnh hoang sở Lao động khổ sai người mệt mỏi Vậy mà đêm khó dỗ giấc yên Gợn trong lòng ảnh Ba hình Mẹ Em Văn Khoa một chút tình riêng? Tháng hè phòng chật nóng như hầm Gần trăm tù chen chút nhau nằm Bên khung cửa sổ hiu hiu gió Cảnh trần gian sao giống cõi âm Có bạn tù tựa cửa lặng yên Nặng lòng chất chứa lắm ưu phiền Mắt nhìn xa vắng vào đêm tối Chẳng có ai tỏ nỗi niềm riêng! Vệ binh cầm súng đi tuần rỏn Ðứng lại nhìn rồi lại bỏ đi Mấy ngàn đêm, trong tù Cộng Sản Mệnh đời có số, số dị kỳ 28 tuổi xiềng xích vào tù Làm sao ngờ được chuyện tháng tư Mới mang Trung Uý chưa con vợ Ngày tháng thoi đưa thoáng vụt vù?! 20-6-23

Thylanthảo
Mục Lục


9. Hồn Thơ 1 (Cảm tác NgheThơNhắnLời/T_Y) Lời thơ dào dạt yêu thương Là bông hoa nở ngát hương tình người Thơ là ...tiếng khóc nụ cười Thơ là...chia sẻ cuộc đời buồn vui Thơ là...huyệt mộ chôn vùi Lệ nồng trên gối ngậm ngùi thâu đêm. CN/H.N.T. Junẹ15.19 (372) Hồn thơ 2 (Thân tặng các bạn yêu THƠ /ÐÐT) Vừa nấu bếp vừa làm thơ Ðể mộng bay cao với khói mờ Hư hư ảo ảo hồn thi sĩ Ði vào thế giới thực hay mơ Sáng tạo chân thiện mỹ cho đời Mang đầy ý nghĩa để vui chơi Há gì tự trách mình mơ ước Hãy dệt vần thơ lúc thảnh thơi. CN-HNT, Nov.30.21 (482) (Sơ thảo ngay sau khi đọc SuốtÐờiLơMơ/K.V) HỒN THƠ 3 (Phỏng hoạ NgẫmSựÐời/THA-VN) Trăm năm dài ngắn cũng là đời Thấm thoắt thời gian quĩ chóng vơi Mới sáng tinh sương nhìn nắng rọi Thì chiều xế bóng thấy đêm rơi Tóc xanh thuở ấy còn hương ngát Da xạm bây giờ hết vẻ tươi Cuộc sống thăng trầm ta đã trải Hồn thơ bay bổng bốn phương trời CN/H.N.T. Jan.21.2022 (495) NGẪM SỰ ÐỜI /THÁ-VN Thế cuộc đa đoan ngẫm sự đời Bước về vội vã nắng thu vơi Vừa mong xuân đến ươm mùa hẹn Ðã chạm đông về điểm lá rơi Biển lặng còn in hình bóng dữ Sông đời nào quản sắc xuân tươi Ðục trong khôn tỏ dòng sâu cạn Gom chút hương quê thả giữa trời Hồn thơ 4 (Cảm tác Haiku 107/dvd) Gió thỗi lá thu bay thơ say CN-HNT. Oct.23.22 (100.33) (Ghi nhớ=Tg không ghi: cảm tác viết theo thể Haiku) *Haiku 107/ dovaden2010 Tắt nắng hắt hiu mưa song thưa **Gió táp /KP_Blog ltkp vạt nắng đông sắc không **Ðêm vắng /KO_Blog ltkp Bên song thưa Lệ mưạ..! CN/H.N.T.
Mục Lục


10. Khung Trời Nhỏ Xanh Xanh Em đến thăm tôi chiều mưa gió Tóc rối nhòa gương mặt buồn thiu Tôi lúng túng đưa tay nâng chiều Sợ cỏ bùn vấy gót chân em Mắt người mang nét buồn không tên Nỗi nhớ nào ký ức không quên Tôi đâu ngờ nhện tình giăng vây Nên tơ vò tim mình loanh quanh Tôi mơ khung trời nhỏ xanh xanh Nơi có chim về hót tàn canh Người sẽ vui chào ngày nắng mới Nối ta hai bờ chung dòng sông Hạnh phúc đơn sơ tôi ước mong Dĩ vãng sầu đau xin khép lại Cây đời từ nay dâng hoa trái Rời bão giông ta muốn an bình Cuộc đời mình không chỉ bình minh Mình cùng chống bão táp phong ba Nhiều miền đất lạ ta sẽ qua Sung sướng, nhọc nhằn cùng sớt chia ! Lê Miên Khương
Mục Lục


11. Hương Ẩm Mấy Ðiều Mùa thu lá đổ. Bên hiên nhà hoa lá đỏ ngày xưa. Bỗng vàng theo năm tháng mấy mươi mùa. Em đứng đợi góc đồi xưa chờ anh trở lại. Mái tóc xanh bao chiều nắng quái. Ðôi môi hồng những buổi chia phôi. Cánh đồng làng tiếng sáo vọng xa xôi. Dòng nước mắt vẫn trôi theo tình bến vắng. Chiếc võng thời gian lâu dần chợt đắng. Theo dòng đời mưa nắng nhớ người yêu. Ðêm thu hương ẩm mấy điều. Cùng nhau tưởng nhớ những chiều tóc xanh. Thương sao những buổi trời thanh. *** Tình Hoài Hương
Mục Lục


12. Cô Chủ Và Thực Khách Trưa hè nóng nực người khô héo Vào ăn tô phở bò, nước béo Thịt tái, chín, nạm, gầu, v.v. rất ngon Khen cô chủ tiệm: ?Ấy tay khéo!? Quán đông, thực khách ra vào luôn Còn cô chủ tiệm miệng cứ réo: ?Một tô đặc biệt bàn số 5.? Mà hai con mắt toàn liếc xéo Phượng Vỹ
Mục Lục


13. Bâng Khuâng Nỗi Nhà Trời chiều sương khói mờ giăng Ðường xa ngõ quạnh bâng khuâng nỗi nhà Rừng xanh thiêm thiếp bao la Chênh vênh mé núi trăng già cô đơn. Hoàng hôn như dục cơn buồn Nhìn dòng suối bac bỏ nguồn?lòng đau Suối đang dạo khúc nhạc sầu Chừng như suối sợ ba đào biển xa! Ta đang lạc bước hải hà Thương về chốn cũ biết là nơi đâu Viền trăng nay đã bạc màu Tóc ai hôm sớm qua cầu cũng phai? Thời gian rơi rụng đêm ngày Cách xa biền biệt thêm dài nhớ nhung Người đi khuất bóng nghìn trùng Kẻ chờ đơn lẻ lạnh lòng bơ vơ. Quê hương sao mãi mịt mờ Nhớ nhau chỉ nỗi ngậm ngùi rưng rưng Ðời mau qua hết tuổi xuân Trần gian mưa gió trầm luân cõi người. Phù vân một kiếp nổi trôi Người bên khung cửa kẻ ngoài chân mây Hoài trông...chỉ nỗi sầu đầy Gặp nhau giữa mộng hao gầy tháng năm! Hàn Thiên Lương Buổi Chiều Rất Nhớ Ngày cuối hạ, buổi chiều rất nhớ Rừng thông xanh ủ nắng nhạt màu Dòng suối nhỏ rầm rì than thở Khiến lòng ta khắc khoải bơ vơ ! Thơ thẩn đàn chim lẫn bóng mây Cớ sao chim bỏ rừng cây ? Buồn như ta giờ đang xa xứ Phiêu bồng lạc lõng cánh chim bay ! Nhạc gió qua rừng ôi bi thiết Tựa khúc đàn lòng lỗi phím tơ Nhưng kẻ gieo sầu đâu có biết -Héo úa phai tàn trọn giấc mơ ! Ðàn chim di trú bay lữ thứ Người cũng lang thang giữa buổi chiều Thơ thẩn hồn đau nhiều tâm sự Biết tỏ cùng ai? ? chốn tịch liêu! Lặng nhìn mây trắng đang phiêu bồng Như kiếp con người mãi long đong Góc biển chân trời sầu viển xứ Tuổi cuối mùa rồi, vẫn đợi mong ! Nhín chim baỷbay mãi về xa Lòng người cô lữ vẫn thiết tha Nhớ khói lam chiều vương mái rạ Trong bếp chiều hôm có mẹ già ! 22-8-2023 Hàn Thiên Lương Mùa Hạ Qua Mùa hạ ơi sao vội vàng xa biệt Cành lá xanh nhớ nắng đã phai màu Gió nhè nhẹ chở thu vào vườn nhỏ Từng đóa hồng rã cánh rụng rơi mau ! Ðàn chim nhỏ dưới hiên nhà ủ rũ Cất tiếng buồn tiếc nhớ lúc hè sang Trời nắng ấm nhởn nhơ tung cánh lượn Trong vườn xanh cao tiếng hót họp đàn ! Cảnh hoàng hôn bướm ong đà vắng biệt Mặt hồ xanh lam ố ? lá rơi vàng Ðàn cá nhỏ lặn sâu như trốn gió Sợ đêm về nước lạnh ánh trăng tan! Ta lần bước qua lối mòn cỏ úa Chẳng vội vàng mà cảm thấy lang thang Phía rừng xa giờ nầy ai nhóm lửa Nấu cơm chiều hay sưởi gót đi hoang! Sao bỗng nhớ hạ nào bên xóm nhỏ Giữa dòng xanh văng vẳng tiếng ai hò Lời quê hương in cõi lòng vạn thuở Trời khuya khuya nghe rõ tiếng gọi đò! 20-8-2023 Hàn Thiên Lương Vu Lan Nhớ Mẹ Vu lan con viết thơ buồn Nghìn thu mất mẹ xa nguồn yêu hương Nay con cũng lỡ độ đường Làng xưa xa lắc quê hương mịt mờ! Nhớ xưa từ lúc bé thơ Tiếng ru của mẹ ầu ơ trưa hè Ðêm đêm mẹ kéo phên che Cho con yên giấc đông về lạnh căm! Chiều chiều mắt dõi xa xăm Chờ cha ra lính biệt tăm chưa về! Sớm hôm đi chợ đường quê Gập ghềnh từng bước chân đê cuối làng! Ðau buồn mẹ chít khăn tang Vì cha chết trận lỡ làng phu thê Cô thân góa phụ não nề Nuôi con khôn lớn tứ bề chiến chinh! Con đi mẹ sống một mình Ðêm đêm cầu nguyện thanh bình gặp con Ngờ đâu lỡ chuyện nước non Giặc vào tàn phá chẳng còn cơ may! Ngậm ngùi đổ lệ đêm ngày Thương con có đứa tù đày xa xăm Ðứa thì vượt thoát biển xanh Mẹ tôi gục ngã cam đành xa con! Mồ mẹ hiu quạnh thật buồn Sè sè nấm đất nắng sương đêm ngày Nay con lưu lạc xứ ngoài Cõi lòng đau xót nhớ hoài mẹ ơi! Vu lan xin nguyện vạn lời: Mẹ tôi an lạc cõi trời thiên thu! Nhân rằm tháng 7 (2023) Hàn Thiên Lương Hoài Mong Vườn em hoa cúc vàng bông Hắt hiu nỗi nhớ ngóng trông cõi ngoài Lòng vương vạn nỗi u hoài Thời gian tàn tạ tóc cài tuyết sương! Phố xưa nay chỉ phố buồn Em đi qua đó con đường vắng tênh Trên trời mây trắng bồng bềnh Ðương xưa ngõ cũ gập ghềnh khó đi! Người xa có nhớ lối về Nhớ dòng sông nhỏ trưa hè nắng chang Nhớ đường thu ủ lá vàng Song đôi ta bước? đàn tình mênh mông?! Giờ em đau xót hoài mong Người đi biền biệt sao không trở về? -Anh còn lạc nẽo sơn khê? Em đang cô lẻ đường quê thuở nào! Hàn ThiênLương Một Phương Trời Sầu Bao nhiêu kỷ niệm chưa nhòa Rưng rưng nỗi nhớ xót xa cõi lòng Thành sầu chất ngất chờ mong Người đi người ở má hồng nhạt phai ! Một vầng trăng lạnh chơi vơi Chim chiều lẻ bạn cuối trời kêu sương Lá vàng rơi ối con đường Cố hương biền biệt một phương trời sầu! Người còn khóc cuộc biển dâu Tóc xanh cũng đã bạc màu khói sương Trước sau vương vấn nỗi buồn Ngùi trông mờ tỏ dặm trường xa xa! Giữa đời bận gót bôn ba Nhớ quên sông suối hiền hòa thuở xưa Còn đâu khúc nhạc ngày mùa Lời ru của mẹ võng đưa nhịp nhàng! Nửa khuya nhìn ánh trăng tan Vàng pha màu nhớ mênh mang nỗi tình Lệ rưng cõi mộng phù sinh Tiếng buồn nhân thế bất bình muôn thu! Cô đơn giữ chốn mịt mù Âm thầm trải bước hoang vu giữa đời Người ơi có biết sầu tôi Tháng nămdòng lệ ướt lời nước non 9-8-2023 Hàn Thiên Lương Biển Chiều Biển chiều nay đưa ta vào nỗi nhớ Biệt mù khơi ! ?đâu thấy bóng quê nhá!? Dấu chân ai đã mờ trên cát trắng Sóng chập chùng che khuất cuộc tình xa ! Chiều dần rơi ta thẩn thờ ngấm biển Nhìn hải âu ẩn hiện giữa sương mờ Biển mênh mông một màu xanh thăm thẳm Thuyền ai kia sao còn mãi xa bờ !? Biển ở đây không dã tràng xe cát Kể cho đời chuyện cổ tích dở dang Biển gào thét !- chưa bao giờ biển hát Nên trăng buồn , trăng bàng bạc mênh mang! Ta ngắm biển , thương cuộc đời tang hải : Góa phụ buồn mắt lệ trẻ mồ côi Con đò xưa giờ đây không có bến Dòng sông quê nay đã gãy nhịp cầu ! Những bóng người thuở nào lần ra biển Ðến bây giờ cát lấp dấu chân xưa Tận cõi lòng có chút gi xao xuyến Trông biển chiều đang lất phất cơn mưa ! Hàn Thiên Lương
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Phú Heo Quay


Nguyễn Thị Thanh Dương

Chiều nay bán hết heo quay vịt quay sạch bách như mọi ngày, Phú sửa soạn đi gặp Quang bạn cũ thời đại học ở Wichita tiểu bang Kansas sau mấy chục năm xa cách. Quang về thăm gia đình người chị tại thành phố Dallas Texas và gọi phôn hỏi thăm Phú. Hai người hẹn gặp gỡ hàn huyên, Phú sẽ đến nhà chị của Quang..
Phú và Quang cùng khóa kỹ sư cơ khí, sức học ngang nhau, cùng học hành chăm chỉ, cuối tuần không đi chơi không nhảy đầm. Từ năm học thứ ba cả hai xin đi làm part time về cơ khí, kỹ nghệ họa để lấy kinh nghiệm khi ra trường dễ xin việc làm. Trước khi ra trường khoảng một semester Quang đã được hãng Boeing gọi phỏng vấn và nhận với mức lương lý tưởng hơn 25 ngàn vào thời điểm năm 1986, còn Phú thì chẳng nơi nào nhận dù đã nộp đơn xin việc nhiều nơi, từ hãng tư nhân đến cơ quan chính phủ. Ðiểm tốt nghiệp của Phú và Quang đều 3 chấm.

Nhiều bạn khác cùng khóa trước sau đều xin được việc làm, thậm chí anh Chung điểm ra trường dưới 3 chấm cũng xin được việc tại một hãng nhỏ. Dù hãng lớn hãng nhỏ sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường ai cũng mong được đi làm để kiếm tiền và nhất là cho bằng cấp của mình không bị cũ, không bị lãng quên theo thời gian uổng phí công học hành và tiền bạc. Theo kinh nghiệm chỉ dẫn của đàn anh đi trước mỗi lần được gọi phỏng vấn Phú đều chuẩn bị kỹ lưỡng, từ hình thức đến nội dung, quần áo chỉnh tề nhã nhặn, đầu tóc gọn gàng và chàng đã tập ăn nói trước gương cho lưu loát, khiêm tốn nhưng không tự đánh giá mình quá thấp, tự tin nhưng không tự caỏThế mà lần nào chàng cũng rớt đài. Phú chán nản cho là phần số, có thể những lần Phú được phỏng vấn hoặc người phỏng vấn đang có tâm sự không vui nên ?ghét lây Phú hoặc đợt phỏng vấn ấy có nhiều người tài giỏi hơn nên chàng thành lép vế.

Cũng kinh nghiệm từ những đàn anh đi trước nói rằng ra trường hai năm không xin được việc là?vĩnh viễn không xin được việc, văn bằng bỏ xó. Phú cần phải học lên Master cho bằng cấp mới lại thì may ra sẽ có cơ hội xin việc Mỗi năm người ta lại tuyển việc những sinh viên vừa tốt nghiệp, ai quan tâm làm gì đến bằng cấp?năm ngoái năm kia của chàng.

Phú mệt mỏi không muốn thử thách với học hành nữa, nhưng chàng loay hoay chưa biết làm ăn gì, chẳng lẽ mang văn bằng kỹ sư cơ khí ra xin việc làm lao động hãng xưởng ăn lương giờ. Ðau cho cái bằng đại học lắm !

Cha Phú xưa kia làm công trong lò heo quay ở Bạc Liêu chủ nhân người Hoa, từ lúc ông mới mười mấy tuổi cho đến khi đi Mỹ mới thôi, ông quá rành quá giỏi với nghề quay heo vịt. Cha Phú những ước mong sang Mỹ các con sẽ học hành thành ông nọ bà kia không ngờ có lúc phải dùng đến nghề này, ông bàn với Phú, ông sẽ thuê chỗ trong chợ mở một tiệm heo quay cho Phú, mình làm chủ buôn bán kiếm tiền chẳng việc gì phải đi làm công cho hãng trong khi mình là?kỹ sư.

Hai anh chị của Phú đều tốt nghiệp đại học có công ăn việc làm ngon lành, còn Phú thì lận đận nên cha mẹ càng thương yêu muốn đỡ đần thằng út.

Nghĩ tới việc đứng trong quày bán heo quay nơi chợ búa Phú xấu hổ ngại ngùng nhưng nghe cha khích lệ, công việc tuy mỡ màng mắm muối mà lời bộn. Ðường cùng, Phú đành theo ý cha, trước mắt là kiếm sống rồi sẽ tính sau, tìm công việc làm ăn khác lịch sự hơn, chàng chẳng trông mong xin việc làm theo ngành nghề mình đã học nữa. Bằng tốt nghiệp kỹ sư ai lộng kiếng treo trên tường riêng Phú xếp dưới đáy rương coi như món đồ kỷ niệm.

Ðúng như cha tính toán, tiệm heo quay vịt quay mở trong chợ dần dần quen khách và đắt hàng hồi nào không hay, người ta truyền tai nhau khen heo quay vịt quay ngon mà cả heo xá xíu, dồi heo, phá lấu heo cũng ngon, chẳng những thu hút được mấy bà đi chợ mà người không đi chợ cũng ghé vào mua, rồi người ta đặt hàng những dịp ma chay cưới hỏi hay lễ lạc. Công việc bán heo quay tấp nập một vốn bốn lời, Phú bỏ hẳn ý định sẽ kinh doanh ngành nghề khác, nghề ?lịch sự? ngồi văn phòng máy lạnh như bán bảo hiểm, khai thuế đăng quảng cáo quanh năm trên báo, nhiều người ngồi ngáp dài chờ khách kìa.

Vài bạn quen cùng lớp kỹ sư cơ khí với Phú ngày nào, nay họ ăn mặc quần áo lịch sự, làm việc trong văn phòng cũng lịch sự với danh xưng kỹ sư, thỉnh thoảng đi công tác đó đây giao thiệp với khách hàng là công ty nọ giám đốc kia, được hãng chi trả tiền máy bay tiền khách sạn thật le lói, còn nơi làm việc của Phú chỉ là một không gian nhỏ hẹp trong chợ, không tên không bảng hiệu, ?đối tác? khách hàng của chàng là mấy bà đi chợ, họ tùy tiện gọi chàng bằng nghề bán heo quay :? anh heo quay, chú heo quaỷ? mà chẳng ai cần biết tên thật của chàng. Sau cái tủ kính treo lủng lẳng một con heo quay vàng rụm, những con vịt quay mới ra lò chảy mỡ bóng lộn là Phú mặc tạp dề sẵn sàng với dao thớt. Khách hàng của Phú đủ loại, từ ông già bà cả về hưu hay ăn trợ cấp đến các bà đi chợ, các cô cậu trẻ tuổi thanh xuân, kiểu nào Phú cũng chiều cũng làm vừa lòng khách hàng. Có ông trong lúc đợi Phú chặt heo quay đã cà kê dê ngỗng chẳng liên quan gì đến heo quay:

- Nghe nói năm nay tiền hưu trí, an sinh xã hội sẽ tăng nhiều vì vật giá leo thang, nhỉ?

Có lúc Phú đang cặm cụi lau chùi lại vài thứ trên bàn, lưng quay ra ngoài thì nghe tiếng gọỉthân thương:

- Chú heo quay ơỉ cho chị pao heo quay chỗ này nè. Chặt size nhỏ cỡ này nè

Có ông bị vợ sai đi mua, ở nhà sợ vợ thế nào không biết, ra chợ ông ra oai :

- Nàỵ.này.. anh heo quay, tuần trước anh bán tôi miếng đùi nhiều nạc quá, lần này lựa cho tôi 2 pao chỗ sườn non coi. Chặt thêm cho tôi con vịt quay lấy phao câu coi.

Phú răm rắp chiều theo ý khách hàng. Ðôi khi mấy bà mấy cô còn nhờ chàng ?cố vấn? nấu nướng nữa chứ:

- Chú biết heo quay kho dưa chua cách nào cho ngon không?

- Vịt quay nấu vịt tiềm thế nào hả anh?

Dù sao những câu hỏi ?gia chánh? này cũng liên quan đến món hàng Phú bán nên chàng vui vẻ trả lời, những món này má Phú thường nấu ăn trong nhà nên Phú cũng rành.

Phú lấy vợ, vợ chàng làm kế toán cho một công ty, nàng may mắn hơn Phú học xong là xin được việc ngay, nàng rất hiểu chuyện và thông cảm Phú tốt nghiệp đại học 3 chấm mà không xin được việc. Số trời!

Phú có hai đứa con, một gái và một trai. Gia đình chàng sống chung với cha mẹ, cha thì lo quay heo quay vịt, má ở nhà lo cơm nước cho con cháu, vợ chồng Phú yên tâm làm việc, buôn bán.

Mấy chục năm qua Phú đã nghiễm nhiên thành ông chủ tiệm heo quay nổi tiếng trong thành phố, chàng chẳng còn đau xót mỗi khi có dịp nhìn thấy tấm bằng kỹ sư dưới đáy rương nữa. Vài bạn đại học xưa biết chàng đang bán heo quay, có bạn gọi phone hỏi thăm và không quên nói vài câu vuốt ve an ủi chẳng làm Phú mủi lòng tủi thân như thời gian đầu mới làm nghề nữa.

Mấy bạn thân sơ ấy truyền nhau tin ?không maỷ của Phú, học hành chẳng đến nỗi kém cỏi gì mà phải đành đoạn đứng bán heo quay trong chợ. Họ gọi chàng là ?Phú Heo Quaỷ như các bà đi chợ đã gọi ?anh heo quaỷ. Chẳng lẽ cái nghề heo quay đã ?vận vào cuộc đời chàng từ kiếp nào? Thế thì chàng đã đi lộn đường khi ngày xưa chọn học kỹ sư cơ khí .

???????????

Phú đã chặt đầy một hộp heo quay và một hộp vịt quay, chàng lựa miếng thịt heo ngon nhất, con vịt cũng ưng ý nhất để làm quà cho bạn, không gì bằng ?cây nhà lá vườn?.

Thấy Phú mang theo hai hộp heo quay vịt quay Quang ái ngại:

- Bày đặt làm chi, để thịt quay bán mà kiếm tiền, buôn bán lời lãi là bao. Tao tính đợi mày đến đây rồi mời ra quán, bất cứ quán nào mày thích.

- Thôi, mình ăn tại nhà cho vui tha hồ nói chuyện.

Hai người bạn gặp nhau sau mấy chục năm vắng tin nhau thật nhiều bồi hồi cảm xúc. Quang ra tủ lạnh lấy vài chai bia, bia thịt bày ra ê hề cho cuộc hàn huyên tâm sự. Quang đã là kỹ sư kỳ cựu thâm niên đầy kinh nghiệm của Boeing ở Long Beach California, đề án hãng giao một tháng Quang chỉ làm 3 tuần là xong nên luôn được boss tín nhiệm, mấy chục năm qua hãng Boeing những lúc gập ghềnh sóng gió phải lay off kỹ sư và nhân viên nhưng chỗ đứng của Quang vẫn an toàn cho đến giờ. Mãi sau này Quang mới biết tin Phú bán heo quay ở Dallas, Quang đã thất vọng và thương bạn biết bao. Quang lựa lời an ủi, nghe quen quen vì Phú đã từng nghe:

- Con người ai cũng có số, mày học giỏi nhưng số không may mắn mà thôi

Khi Quang chân tình hỏi cuộc sống của bạn, lợi tức từ cửa hàng heo quay làm Quang ngạc nhiên giật cả mình khi so với lương kỹ sư hàng top của mình. Ðứa con gái lớn của Phú đang học y khoa 1 năm nữa ra trường, thằng em thì đang học kỹ sư tin học mà học rất giỏi.

Quang thở phào vui vẻ nói với Phú:

- Trời ơi, vậy mà từ lúc nghe tin mày bán heo quay trong chợ, nghe các bạn thương cảm tao cứ?tôi nghiệp và ái ngại, không dám gọi phone hỏi thăm sợ mày buồn và mặc cảm. Nếu không có cuộc tâm sự ngày hôm nay thì ai mà ngờ cuộc sống mày sung túc nhờ heo quay vịt quay, tiền của đã nhiều lại có một gia đình hạnh phúc, hai đứa con ngoan là gia tài vô giá. Tao tin là hai con mày ra trường sẽ có tương lai, công việc đúng ngành nghề.

Phú cũng tự tin:

- Có lẽ ông trời không nỡ ?bất công quá đáng với tao, đã?bù lỗ cho tao làm ăn khá giả và phần vợ con như ý. Tao cũng tin hai con sẽ?gỡ gạc giùm tao những thất vọng năm xưa.

Quang nâng ly bia:

- Nào tao với mày cùng uống ly bia đầy, mừng ngày tao ngộ và mừng cho ?Phú Heo Quaỷ luôn. Bây giờ biết đâu bao đứa bạn cùng học với chúng ta năm xưa nếu biết rõ về ?Phú heo quaỷ thì sẽ?ghen tị và ước gì được như thế đấy.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Mục Lục


2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn

Tình Hoài Hương



-----------------

Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn
Phần Thứ Nhì

Chương 26

ỐM ÐAU

Tình Hoài Hương

*


Cùng với không gian u trầm, thời gian mòn mỏi trôi qua kéo theo bao dịu ngọt, buồn nhớ, đau thương tủi hận xen lẫn vô tâm tư Hạnh nỗi khắc khoải, thêm nhiều dư vị đắng cay, thì cuộc sống chẳng còn gì! Thật chẳng còn gì ngoài sự suốt ngày tháng vang lên tiếng rú não nuột, như bộ máy cày hoen rỉ khô khan, tương tự như đáy lòng cô kéo lê điệu buồn theo tấm thân lam lũ, mệt nhọc rã rời, như kẻ mất hồn, như người mộng du. Hạnh ưa thẫn thờ đứng sau đồi:



Ðứng trên núi thấy hàng đèn thị trấn.

Là thấy mình buốt lạnh mấy nghìn năm.

Vì đêm nay trời đất lạnh căm căm.

Nên chợt nhớ chút lửa hồng bếp cũ . (1)



Từ nay đối với Hạnh: hy vọng tàn phai, tình yêu tan nát, gian khổ xiết chặt trên tấm thân cúi còng xuống muôn phần cố gắng mệt nhoài. Một ngày kia Hạnh đã lâm trọng bệnh khi gió mùa đông bắc xua những cơn lạnh núi rừng tràn vô bếp lửa. Cô mê man trên giường nhiều ngày sốt lạnh, ngủ không tròn giấc. Hạnh mệt lả rã rời đau đớn từ thể xác đến tinh thần.



Rồi Hạnh bừng tỉnh cơn mê, khi đám mây trắng bay ngang qua cửa sổ in bóng xuống đồi sim, đám mây bay dần khuất, thì cái bóng mờ cũng biến tan theo không ghi lại dấu vết gì. Cô cảm nhận ra mình đã nằm liệt trên giường lâu lắm, sức khỏe yếu kém kỳ lạ, cô cảm thấy choáng váng yếu ớt đầu nặng trịch như đội đá, nhưng cố gắng chống tay ngồi dậy, Hạnh thò hai chân run run xuống giường quơ quơ tìm đôi dép, cô vịn tay lần từng bước men theo góc tường đi ra sân.



Ðôi mắt chói nắng đã nổi sao lốm đốm, cô thấy ngôi nhà mới đã cất trên khu đất cao, Hạnh ngỡ ngàng ngó ngôi nhà khang trang che nắng che mưa, nhà ngói tường gạch quét vôi trắng mới quá. Nhìn đồ đạc bày biện trong phòng tươm tất và tiện nghi gọn gàng, vậy là đủ sưởi ấm mẹ cha bớt cơ cực, khiến cô vui mừng rồi. Hạnh sung sướng xiết bao! Tim đập mau trong lồng ngực rộn ràng.



Còn căn nhà cũ xưa kia khá rộng, thì nay Ba Má đã dùng làm bếp, làm kho chứa lúa, đựng ngũ cốc những lu vại dưa cà, dưa cải, lu mắm thính, lu mắm nêm, lu nước mắm, lu muối, đựng cá khô, vại thịt heo khô, vại dưa cải chua, vân vân? Gần bên chái hiên ngoài cánh tả là khu chăn nuôi gia súc: thỏ, bầy gà, vịt, ngỗng, ngan đang ăn lúa bên hông nhà. Cạnh đó là chuồng trâu, bò, dê, có mười con heo giống Yorkshire mập ú ủn ỉn.



Bó rau lang cầm tay, Má mê mải ngó mấy con heo húc vô mán ăn tợp đồ ăn vỗ vào mõm kêu bộp bộp, thật vui tai. Thấy con gái thập thò nơi cánh cửa, vội vã quăng bó rau xuống đất, Má tất tả chạy lại dìu con quay về ngôi nhà lớn.


Mái tóc Hạnh rối bù như tơ vò, như vậy đủ biết con nằm mê man trên giường bệnh đã lâu lắm. Tẩm dầu dừa ướt lên mái tóc dài của con, Má cầm từng lọn tóc quấn vô hai ngón tay, kiên nhẫn gở mái tóc rối thật nhẹ, Má sợ làm động chân tóc con bị đau đầu. Mất gần nửa buổi Má mới gở suôn mái tóc con, Má thắt mái tóc con thành hai con rít, rồi cột đuôi tóc bằng sợi thun và thả ra trước ngực.


Má nấu cháo lòng thả, gồm: lòng heo, bún tàu, nấm rơm, nấm mèo, huyết heo... dưới đáy tô Má đập thêm hai tròng đỏ trứng gà so, nêm rau tía tô, hành ngò xắt nhỏ, tiêu, chút nước mắm. Hạnh ăn xong tô cháo tuyệt ngon, thì mồ hôi toát ra đầm đìa. Thay áo cho con, Má đằm thắm tươi cười nói:


- Ăn lòng heo, mạ nghe nói độc lắm. Ơ, lấy độc trị độc. Con hè.



Chẳng hiểu do món lòng thả, hay do bàn tay ân cần chu đáo Má chăm sóc, đầy tình yêu thương trìu mến của mẹ già mà con mau bình phục, khi thời gian làm tuổi tác Má một sớm một chiều héo hon. Chính sự khó nhọc lo âu, đắng cay, đau thương trong cuộc sống đã sớm nhuộm màu đen trên mái tóc Má sớm bạc màu mưa nắng gió sương, môi lạt má phai, dáng vóc bơ phờ, trán in vết âu lo, mắt Má luôn cúi nhìn, đôi lông mày xích lại gần nhau đến vậy. Khuôn mặt Má càng tiều tụy hốc hác hơn vì vất vả nuôi con bệnh, kèm với đầy ắp công việc đa đoan nặng nề.



Lòng Hạnh gợn lên nỗi ân hận giày vò thấm thía, bâng khuâng ngậm ngùi xót xa mênh mông. Hạnh rất thương Má quá lu bu bận rộn công kia việc nọ trong nhà ngoài ngõ đã đầy ắp, bây giờ Má lại nhọc nhằn khổ cực chăm lo cho con, Má khổ biết ngần nào! Bờ mi cô trĩu nặng giọt nước rưng rưng, mòng mọng. Nhìn Má bơ phờ mỏi mệt, hốc hác, cô càng mủi lòng quay mặt đi giấu dòng nước mắt tự nhiên ứa ra.

* * *


Thời gian len lén đến lấy thêm những tháng những ngày nữa trong đời người. Ngày tháng lặng lẽ tàn chậm rãi trôi qua không buồn quay đầu nhìn lại, tạo thành dĩ vãng trong cuộc sống. Một năm thầm lặng cô đơn và u buồn lững lờ trôi đi trong đời Hồng Hạnh: Vì vậy Nam có biết:


Em quê nhà, xoăn quần đi trên cỏ.

Con đường xưa có hoa dã quỳ vàng.

Anh dừng chân núp đợi em ngang.

Nay cái bóng đã tan hồi nắng xế.

Nay cái bóng bỗng dưng thành giọt lệ.

Rơi nhẹ nhàng trong một chiều mưa. (1)



Sau ngày cô bình phục ít lâu, Ba Má quyết định cho Hạnh vô Hội An ở với gia đình anh Thương chị Huyền. Anh Doãn đi Ðà Lạt, vì nơi Mỹ Chánh bây chừ rất lộn xộn, do bọn nằm vùng đêm đêm lén lút mò về đắp mô, đặt mìn giật sập cầu, người dân hiền lành vô tình dẫm đạp lên mìn và hầm chông, họ đã bị thương trầm trọng, chết biết nhiêu mà kể cho hết, chưa biết cuộc chiến sẽ xảy ra lúc nào!



Thế là hai anh em vui vẻ hớn hở đi chợ sắm sửa mọi thứ cần thiết, để lên đường. Lòng mừng vui cuống quít, họ mong trời mau sáng, để đừng bị bỏ rơi lại nơi mảnh đất già nua, cằn cỗi quạnh hiu. Dù họ đã sống quá lâu trong đau thương xiết nặng. Khuôn mặt Ba Má già nua trước tuổi không đếm xuể tháng năm, đã xúc động trào giọt lệ từ đôi mắt héo hon trong giờ chia tay. Mấy mẹ con bịn rịn mãi không nở rời xa trên đồi hoa sim tím bạt ngàn. Má lo lắng chu đáo dặn dò các con đủ thứ chuyện.

***

Tình Hoài Hương

(1) Nguyễn Bắc Sơn

(2) Hoài Nguyễn

(3) Bùi Giáng

Mời xem tiếp chương sau

Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. Kết Bạn Tri Âm

Hai Hùng SG




*

1/-

Câu chuyện tui kể lại cho các bạn nghe có hơn nửa thế thế kỷ rồi, ngồi hồi tưởng lại tui ngỡ chừng mới đây thôi...

Dạo ấy trên các mặt báo xuất bản ở Sài gòn, tui không nhớ chính xác vào năm nào đã xuất hiện mục "Kết bạn Tri Âm", chỉ mới vài số báo thôi mà đã lan tõa ra khắp nơi, mục làm quen với nhau qua những dòng đăng trên báo đã cuốn hút đủ mọi thành phần trong xã hội , nhất là các cô cậu sinh viên học sinh, rồi các anh lính chiến ở khắp mọi miền cũng góp mặt cho mục này thêm phần hấp dẫn.
***
Tui có ông anh ruột ổng là anh lớn nhất trong nhà, tuy là anh Hai nhưng anh Thọ tui ổng hiền như cục bột , bù lại ông anh thứ ba tên Phước ổng dữ như chằn, hể mỗi lần tui đi chơi với đám bạn trong xóm, vừa thấy dấp dáng ổng ở đàng xa là tui lật đật lũi vô hẻm liền, vì ổng hay đánh bởi cái tội tui không lo học mà ham chơi với chúng bạn.

Ðến tuổi quân dịch hai ông anh tui lần lượt đi vào quân ngũ, anh Thọ thì thụ huấn ở trường Hạ sỹ quan Ðồng Ðế Nha Trang, còn anh Phước tui thì vô Biệt Ðộng Quân học ở Dục Mỹ.

Mãn khóa trước khi đáo nhậm đơn vị ở một Sư đoàn Bộ binh, anh Thọ tui được về phép gần chục ngày, vốn còn nhóc tỳ thấy bộ đồ lính của anh tui khoái lắm, một hôm anh ngồi trên bộ "Ði Văng" trước nhà, anh Thọ soạn đồ trong cái ba lô ra, ôi thôi cả đống thơ từ của anh lưu giữ bấy lâu, tui tò mò lấy vài cái cầm lên coi, nào là mấy cô ở Ðà Nẵng, Huế, An giang ..V.v... nói chung có khắp miền đất nước.

Thích quá tui hỏi anh:

- Sao anh Thọ có bạn nhiều quá vậy, em khoái viết thơ lắm mà ác nỗi em có vài thằng bạn ở gần xịt nên đâu có cần viết thơ từ gì.

Anh tui nghe vậy bèn nở nụ cười rồi ổng nói :

-Ừ thì mơi mốt lớn lên ra đời đi làm thì lúc đó thiếu gì bạn bè.

Nói xong anh soạn và sắp xếp lại các chồng bao thơ theo từng người quen, anh lấy dây thun ràng lại từng bó rồi cất vô hộc tủ.

Ngày nọ, nhân lúc anh đi ra Sài gòn để thăm một vài người bạn học để trước khi anh lên đường ra đơn vị, vốn tò mò không biết những lá thơ kia họ viết những gì cho anh, tui bèn mở ra xem một vài lá, sau khi xem qua tui thấy đại khái lời thăm hỏi sức khỏe, cuộc sống trong quân trường, cũng có một số thư thăm hỏi về gia cảnh, lời thơ chân tình vô cùng, đọc đến đâu tui tự tưởng tượng nhân vật trong thơ là các cô nữ sinh hiền hậu vô cùng, trong những người viết thư cho anh tui thích nhất hai lá thư, một là của chị Bùi Thị Diệu ở Ðà Nẵng, hai là của chị Nguyễn Thị Thanh Tâm ở Tây Lộc Huế, lời thơ của hai chi này khi tui đọc qua tui cứ ngỡ rằng của hai người chị ruột của mình, vì tình cảm các chị dành cho anh Thọ tui rất chân tình và không ít phần lãng mạn...

Khi đến tuổi quân dịch tui cũng vào quân ngũ như hai anh, rồi rui cũng bắt chước ông anh hiền như cục bột của tui, tui cũng viết thư làm quen với các cô nàng đăng báo kết bạn tri âm, tháng nào tui cũng nhận vài chục lá thơ, ngoài giờ lo nhiệm vụ lính tráng tui bù đầu cho việc hồi âm thơ từ, ban đầu viết thơ hăng hái lắm, về sau thơ tới liên tu bất tận khiến tui hồi âm không kịp, vậy là không ít cô nàng gài số de hổng thèm chơi với tui nữa, biết lỗi tui cố viết thư thanh minh thanh nga nhưng họ nhất quyết một đi không trở lại..

Có dạo nọ tui đọc báo thấy cô học trò nhỏ ở "Ðốc Binh Vàng" muốn tìm bạn là những anh lính trẻ nơi tiền tuyến (Hình như một địa danh ở An Giang hoặc Trà Vinh gi đó tui cũng chẳng nhớ), tiêu chuẩn cô đưa ra tui thấy chí ít mình cũng đáp ứng yêu cầu chín phần mười do cô nàng đưa ra, tui bèn viết thơ và gửi liền cho cô nọ, chừng nửa tháng sau cô ta hồi âm cho tui, mừng quá tui mở thơ ra đọc liền, chèn ơi nào phải bức thơ sực nức mùi dầu thơm như tui tưởng tượng, rồi những dòng chữ học trò bằng mực tím dễ thương sẽ hiện ra, các bạn có biết không khi mở thư ra là một bản chép tay khuyên tui chép lại vài chục trang giống như lời sấm truyền của một đạo nào đó ở miền Tây, quê cả cục vì mình bị gạt nên tui bỏ lá thơ kia mà không thèm chép lại rồi gửi tiếp cho người quen, họ còn hù nếu không thực hiện thì ít ngày tui sẽ gặp điều không may đến với mình.

Hai ông anh tui lần lượt đền nợ nước, một hôm buồn quá tui lục lại chồng thơ của anh Thọ, khi xem qua thơ của chi Diệu và chị Tâm tui cảm động lắm, tui bèn mạo muội viết thư báo tin anh tui đã mẩt, chỉ dự định báo cho các chị hay tin thế thôi, không ngờ các chị hồi âm nhanh chóng, trong thư các chị chia buồn sâu sắc đến gia đình tui, rồi hai chị nhận tui là đứa em kểt nghĩa.

Ðời lính chiến xa nhà, có được món ăn tinh thần của hai bà chị ở hai tỉnh nơi địa đầu giới tuyến, thử hỏi mấy ai không vui.

Rồi nước non đến hồi mạc vận, từng gia đình , từng con người trôi nổi theo vận nước nên tui mất liên lạc với hai bà chị thân yêu từ đó .

Sau này có dịp ra Ðà Nẵng, Huế. Khi đi ngang địa chỉ nhà của các chị tui không có can đãm ghé vào hỏi thăm, nếu vô hỏi thăm thì chưa chắc gì gặp các chị, bởi cuộc chiến biến động khắp nơi dân tình tan tác nên tui đành lướt qua,
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, chị Bùi Thị Diệu ơi! nếu như các chị xem được câu chuyện này thì hai chị nhớ rằng thằng em kết nghĩa ngày xưa vẫn đao đáo nhớ về hai chị thân yêu của mình.
***

Kết bạn tri âm, tìm bạn bốn phương đều có hai mặt tốt và xấu, tui thiểt nghĩ ở đời mình lấy tấm lòng chân thật đối đãi với nhau thì sẽ không bao giờ gặp phải người giả trá lọc lừa phải không các bạn.

Nhớ về hai bà chị ngày xưa.

Chiều mưa SG 29.6 2023

Hai Hùng SG

Mục Lục


4. Từ Istanbul - Ðến Tu Mơ Rông - Theo Ðường Chim Bay (Phần 2)

Phan Thái Yên




(Phần II)

Những vầng sáng của thành phố bên dưới chìm khuất mất tăm lúc phi cơ bay vượt qua trần mây, màu trắng chập chờn như ảo giác dưới trời khuya đầy sao. Tôi nghĩ tới Dấu Chân của Ðấng Tiên Tri trên sa thạch bảo tồn trong bảo tàng viện Harem, đến người thiếu phụ áo chùng đen, đeo mạng niqaah ẳm con thơ bên góc đền, mẹ con ngồi bất động như một bức tượng. Tôi nghĩ đến Sài Gòn chiều nay, những nơi trên đất nước Việt Nam tôi sẽ đi qua trong trong vài tuần tới. Nơi quá khứ, kỷ niệm đang chờ. Là cả dòng đời vui buồn ngó lại.

Sài Gòn, 10 giờ đêm. Cuối cùng chúng tôi đã ra khỏi cửa phi trường với đầy đủ hành lý trên xe đẩy. Ngọc, em trai tôi đang kiên nhẩn chờ đón hai cháu và anh Hai với thẻ sim điện thoại và số lớn tiền đồng tôi đã gởi dolar về trước nhờ đổi. Ngọc gọi nhắn người lái xe mà chú ấy đã hợp đồng giúp cho chuyến đi Miền Tây ngày mai. Sáng mai anh ta sẽ đón chúng tôi ở khách sạn rồi chở thẳng đến chùa Báo Ân nơi thờ bài vị của Ba Me tôi. Các em sẽ có mặt ở chùa chào đón anh, thắp nhang cho cha mẹ và cùng nhau ăn trưa trước khi tiễn anh và vợ chồng đứa cháu xuống Tràm Chim Ðồng Tháp bắt đầu cho 4 ngày tìm chim, du lịch Miền Tây.

Khách sạn ở Bến Thành Tower gần trung tâm Sài Gòn. Nhận phòng xong đã vừa nửa khuya, ba chúng tôi ai cũng đói bụng cồn cào. Phố bắt đầu vắng người, hàng quán ăn uống quanh khu khách sạn đã đóng cửa. Ði loanh quanh hồi lâu, chúng tôi thấy một xe bún, phở trước cửa Tây chợ Bến Thành, lố nhố vài thực khách đang ngồi quanh ăn uống sì sụp. Tôi kéo ghế ngồi xuống một bàn trống. Còn gì cho con dâu tôi ăn không đây cô chủ? Câu nói khiến cả chủ quán lẫn khách thôi nhìn chúng tôi tò mò, miệng cười thân thiện. Bụng đói nên ba tô hủ tíu cuối ngày cũng ngon. Ba cha con còn ?cưả một chai bia không nước đá. Ðêm đầu tiên ở Sài Gòn. Ăn hủ tiếu lề đường ngay trước Chợ Bến Thành, uống bia Sài Gòn. Tôi chợt cảm thấy bình yên, bước băng qua khoảng đường trống có lẽ là Công trường Quách Thị Trang trước bảy lăm. Tôi chỉ tay về hướng Ga Hàng Không Air Vietnam cũ, kể chuyện có một lần chiến hạm về nghĩ bến, nhậu với bạn bè tại một quán bar gần đó, uống liên miên qua trận mưa lớn không hay biết, đến khi xong buổi nhậu ra ngoài mới thấy mấy chiếc xe gắn máy bị nước không thoát kịp đẩy nghiêng chỉ còn cái gi-đông xe nhô khỏi vũng nước.

Chúng tôi chậm rải băng qua đại lộ không một bóng xe, đi vào đường Ký Con để về khách sạn ở góc đường.

Qua Trung Lương, vào đường Cao tốc sẽ chạy nhanh hơn. Chắc phải bốn tiếng hơn mới tới Tràm Chim. Anh Sơn, người tài xế cho bốn ngày đi Miền Tây vừa lái xe len luồng qua đoạn đường đầy nghẹt xe gắn máy về phía Xa lộ Ðại Hàn vừa giải thích.

Suốt chặng đường tôi chỉ lờ mờ đoán phương hướng khi thỉnh thoảng đọc được những địa danh cũ, cho đến khi xe vào địa phận tỉnh Ðồng Tháp (Kiến Phong cũ) bắt đầu chạy dọc theo một dòng kinh thẳng tắp. Xe chạy qua một khu khá đông dân cư, tôi chợt xúc động nhìn thấy bên trái là nhà lồng chợ ?Trường Xuân?, ngay trước mặt là một ngả tư kinh nhìn rất quen thuộc. Góc phải chênh chếch nhánh kinh nhỏ hơn chảy sâu giữa hai dãy nhà đơn sơ thấp thoáng sau những lùm điên điển. Nhánh kinh thẳng góc bên trái nhà cửa xây cất tươm tất, cửa hàng mua bán khá tấp nập. Một cây cầu hai làn xe bắt qua kinh nhìn còn rất mới. Bờ kè bê tông trước nhà lồng chợ Trường Xuân đẹp mắt giúp sân chợ nhìn rộng rãi quang đản hơn. Chừng mười năm trước, một bạn cùng đơn vị cũ ở Ðồng Tháp Mười có cho hay chợ Phước Xuyên gần căn cứ giang đoàn trước 75 đã đổi tên thành chợ Trường Xuân.

Lòng tôi tràn ngập cảm giác vui sướng của một người đang trở về nơi thân yêu cũ. Bất giác tôi bổng nhớ như in những điều thật cũ. Những lần một mình đi qua cây cầu làm bằng vỉ sắt Công binh kêu cót két theo bước chân, rồi bước dọc theo bờ kinh về tới căn cứ. Chân bước lòng bâng quơ và hình như buồn phiền bay đi ít nhiều theo cơn nắng nhàn nhạt ngây ngây của ?châu thổ mang mang trời nước sát, lòng chùng hiu hắt nỗi không tên? (TTY)?

Tôi bảo anh Sơn chạy thêm chừng cây số nữa thì dừng cho tôi xuống xe.

Tôi đứng bồi hồi nhìn quanh, rồi nhắm mắt ngoái nhìn về phía chợ. Một sĩ quan trẻ, quần áo rằn ri sóng biển, P38 lận lưng đang chậm rãi đi từ chợ Phước Xuyên về, dưới dòng kinh một đoàn PBR phóng nhanh nước cuồn cuộn chẻ đôi trắng xóa. Năm mươi năm rồi sao!? Tôi ngậm ngùi nhìn khoảng ruộng dài trước mặt dọc theo bờ trái con lộ, mắt chợt cay. Sông kia rày đã nên đồng. Chổ làm nhà cửa chổ trồng ngô khoai. Vẳng nghe tiếng ếch bên tai. Giật mình còn tưởng tiến ai gọi đò (TTX) ? Có tiếng người từ dưới bờ kinh đi lên. Một người đàn ông khoảng tuổi tôi và thằng bé chừng năm, sáu tuổi tay ì ạch xách con cá lóc to quẩy đuôi loạn xạ. Ông Hai hỏi thăm ai dzậy? Tôi chỉ tay về phía trước mặt. Tôi muốn hỏi thăm mua lại mấy công ruộng đó, anh có biết chủ là ai không vậy? Hợp Tác Xã bán cho Năm Thiệt lâu lắm rồi. Mà thằng chả cở nào cũng không bán lại đâu. Sao vậy? Tôi mua giá cao mà. Người đàn ông nhìn quanh, nói nhỏ. Miếng ruộng này hồi nẳm là căn cứ của lính Giang đoàn. Năm Thiệt hồi đó cũng là lính Giang đoàn, sau 75 ở lại lấy con gái út ông Bảy Chà, mần ruộng từ hồi đó tới giờ, khấm khá lắm! Vậy anh hồi đó có lính tráng gì không? Tui đi Nhân Dân Tự Vệ ngoài chợ Phước Xuyên. Tui là anh ba của con Bé Năm, hồi đó Năm Thiệt với nó bồ bịch nhau dữ lắm, mém làm đám cưới rồi. Người đàn ông có vẽ tiếc rẽ. Tôi ngạc nhiên đến thảng thốt. ThằngThiệt! Người lính trẻ nhất đơn vị, bắt chước để râu mép cho giống Ông Thầy. Mỗi lần Chỉ huy trưởng (Nhạc sĩ Trường Sa) xuống khu giang đỉnh là hắn lủi trốn sợ bắt phải cạo mười mấy sợi lông mép. Bé Năm có dạo bán căng-tin trong Căn Cứ. Tôi cười, gật gật đầu nheo mắt nhìn người đàn ông. Chớ không phải vì Bé Năm đã có chồng là du kích trốn vô bưng nên mới rã đám với thằng Thiệt sao? Người đàn ông lộ vẽ lúng túng nhưng như chợt nhớ ra điều gì, ông ta nhìn tôi thật chăm chú. Vậy có phải Ông Hai hồi trước cũng? Tôi gật đầu. Người đàn ông cố gắng moi trí nhớ mình? Thiếu úy Chinh, trung úy Bé thì đen. Ông Cần thì cao, ông Lương cũng đen ? Có phải Ông Hai có lần bị thương ở Khu 6? Tôi xúc động gật đầu. Tôi đã tìm ra quá khứ mình ở vùng đất thấp xa xôi này. Người đàn ông cầm tay tôi, môi run giọng nói. Trung úy Ái phải không? Ông về thăm chiến trường xưa sao? Chỉ là thửa ruộng hiền hòa thôi, tôi trả lời. Tôi muốn ghé thăm, thắp nhang thiếu úy Trí. Người đàn ông kéo tay tôi qua bên kia đường, phía gần bờ kinh. Ngay đây nè. Cô giáo Hà mấy năm sau tái giá, dọn ra Cao Lãnh, thỉnh thoảng có về thắp nhang. Mấy năm trước chính quyền làm đường Tỉnh lộ 844 này, cô Hà về giúp tôi với Năm Thiệt sửa sang và dời miếu xa đường một chút. Cái trang thờ nhỏ bé, cũ kỹ sau bao năm vẫn tồn tại với thời gian, với quá khứ kỷ niệm như con người chúng ta vẫn tranh đấu, sống còn qua cuộc bể dâu. Mùi nhang thơm phảng phất trong gió chiều châu thổ. Tôi vuốt mái tóc khét nắng của thằng bé, mỉm cười nhìn ông. Cháu cố của tui năm tuổi rồi đó! Cha mẹ nó đi làm ở Bình Dương, lâu lâu mới về. Tôi tặng người đàn ông một ít tiền, nhờ mua quà bù 5 sinh nhật cho cháu và để Ông Cố uống cà phê. Tôi đưa thêm tiền,vỗ vai ông dặn dò nhờ sửa sang quét dọn miếu thờ của Trí. Hắn nằm lại bên bờ kinh này hơn 50 năm rồi.

Vợ chồng Hải-Ðăng và Roya đang đi tản bộ khá xa phía trước, như thường lệ mắt để trên cây, ?vừa đi vừa ngước nhìn?.

Anh Sơn chuẩn bị dừng một nơi nữa khoảng bốn cây số phía trước, hi vọng còn thấy một ngôi trường học phía bên trái con lộ, thấy nó anh bắt đầu chạy chậm lại là vừa. Tôi nói với người tài xế lúc ngoái nhìn về phía miếu thờ như muốn thổ lộ với chính mình. Tôi muốn tìm lại chiến

trường nơi tôi trúng đạn suýt phải vĩnh viễn nằm lại bên bờ kinh Ðồng Tiến như người bạn chiến đấu ít nói của mình.

Roya khẻ khàng vổ vai tôi lúc Hải-Ðang hỏi han. Yoủre OK Papi!? Tôi im lặng gật đầu nhìn dòng kinh phẳng lặng, không muốn bị lay ra khỏi cơn mơ dài đang trôi ngược vào kỷ niệm váng vất cảnh sắc hổn độn, ấp úng không thành tiếng? Tất cả bắt đầu từ một ngày bình thường trong chiến tranh. Dòng kinh quen. Ngôi trường. Quán cà phê nhỏ. Nhà lồng chợ Khu 6 tồi tàn. Cánh đồng lúa vừa chín tới. Những người nông dân lo lắng bỏ ruộng về nhà vì chiến trận hiện hình. Ðoàn giang đỉnh phơi mình dọc theo bờ kinh. Cánh rừng tràm nằm đen đúa im lìm như một chân trời vây khốn, rình rập đe dọa. Vài chiếc trực thăng chao đảo trong bầu trời không mây xanh ngắt như bầy cá óc nóc quẫy đuôi trong chiếc thau nhựa xanh. Những tràng súng liên thanh từ hai phía réo tràn trong không gian. Làn đạn vô tình xé gió, gặp nhau đâu đó trên trên nóc cánh đồng làm run rẩy màu vàng rộm của từng nhánh lúa vô tội. Viên đạn lẻ cắm sâu vào thân thể. Chút âm thanh sắt gọn lao đến bất chợt như một điều không dám nghĩ. Những hơi thuốc Pallmall không giảm được cơn đau, hơi thở hụt dần vì máu đổ bên trong làm căng ngạt thân thể. Ðôi mắt ríu lại. Tiếng cánh quạt trực thăng chập chùng chao đổ. Vầng sáng trắng dịu mơ hồ, lao đao biên ngưỡng sống chết vô nguồn?Màu đen phủ chụp tràn lấp thinh không. Bóng tối. Phòng hồi sinh trắng sáng, im lặng. Khu điều dưỡng. Những người thương binh mới trong cuộc chiến. Bà chị, người mẹ nhẫn nại thương em, thương con từ thuở bế bồng vẫn cũ kỹ ấm lòng như điển tích dịu dàng. Cô y tá hiền hậu, mặc cảm vì khuôn mặt quá xấu trùm kín trong bộ đồ lính bốn túi thùng thình che dấu vóc dáng đẹp đầy lôi cuốn của mình. Bầy con gái thành phố áo màu và nỗi buồn hậu phương thời thượng. Mái tóc dài theo đợi chờ bên giàn bông giấy rực màu hoa đỏ trước sân nhà bên kia con dốc thành phố mặn gió. Khoảng trời xanh bên ngoài khung cửa lá sách trên vách cao ngày xuất viện. Khuôn mặt gầy xanh, cánh tay khẳng khiu, phần còn lại của đôi chân không còn của những thương binh còn nằm lại. Vụng về nói lời chào ra đi, ở lại mà lòng buồn muốn khóc?

Xóm chợ Khu 6 khá tập nập không điêu tàn như thời chiến tranh 50 năm trước. Chúng tôi rời quán cà phê võng Mỹ Hạnh gần chợ. Xe chạy hết hai mươi cây số cuối về tới Wildbird Hotel gần cổng vào của Vườn Quốc gia Tràm Chim lúc trời còn nắng rát da.

Nhận phòng, gột rửa bụi đường xong tôi theo vợ chồng Hải-Ðăng đi thăm ngay chủ nhân biết bay của hơn 7.6 ngàn héc ta đất trũng ngập nước giữa Ðồng Tháp Mười này, hi vọng các chủ ?hiếm quý? có nhà. Ðoạn bờ mẫu dài gần nửa cây số dọc theo phần cuối của con kinh trước khi đến bến đò nơi du khách lên xuống là khu rừng tràm nho nhỏ lẫn sen súng, nơi đây chim chóc tụ tập khá nhiều vào sáng sớm hay chạng vạng chiều. Tôi mãi nhìn những con cò, vạc trắng hay xám rón rén bước qua bãi lá sen già khô, tua tủa năng đước qua ống kính quên cả bấm máy.

Tối đó chúng tôi ăn ngoài phố. Tràm Chim là một thị trấn du lịch nhỏ, hàng quán khá nhiều nhưng không có gì đặc biệt, chỉ là không tệ. Tuy thế ly mảng cầu xiêm dầm không đường, không sữa, không đá của tôi thì tuyệt. Sau khi khám phá ra nhà hàng Cơm niêu Senta (chắc là từ Sen Tả) của khách sạn, chúng tôi đã ?trụ? tại đó cho các bữa ăn của mình, có lẽ do sau các buổi ?săn? chim mệt quá không muốn đi đâu chăng?

Sáng sớm hôm sau chúng tôi được người hướng dẫn về chim của khách sạn đưa đi thăm một vòng lớn 12km bằng tắc-ráng. Tuy đã qua mùa không còn nhiều hoa nở nhưng chứng kiến nét đẹp thuần khiết của sen trắng, sen hồng, bông súng, lúa trời, năng, lác? và tìm thấy các loài chim, đậu trên cành cây hay lững lờ trên mặt nước với nào là vạc, cò, le le, trích, diệc, vịt trời, cồng cộc mới cảm nhận được hết vẻ đẹp mà thiên nhiên đã hào phóng ban cho.

Bữa ăn trưa trễ, kéo dài do các đoàn nhóm từ Sài Gòn lần lượt xuống đến, cả các giáo sư từ Mỹ qua và nhóm phóng viên của đài truyền hình khu vực nhân dịp gặp gỡ này.

Sau khi Hải-Ðăng giới thiệu bố với mọi người, tôi vắn tắt câu chào hân hạnh rồi ?chuồn? ra ngoài đi thơ thẩn trong khu rừng cạnh khách sạn.

Buổi chiều, hội họp nghĩ ngơi xong mọi người lỉnh kỉnh ống dòm, máy hình, máy quay phim lục tục xuống hai chiếc xuồng lớn có mái che, hăng hái nói cười hứa hẹn cho một buổi săn chim thành công. Rời bến vừa hơn cây số, có người may mắn bấm máy được một, hai lần chưa ăn ý lắm thì cơn giông bất ngờ ập đến. Chúng tôi cố gắng cầm cự được một lúc nhưng ai nấy đều ướt như chuột nên đành phải đành tiu nghỉu quay về. Cơn giông kéo dài khá lâu.

Nhà hàng Senta lại tíu tít bận rộn. Sau bửa ăn tối, tôi và cô con dâu về sớm, còn lại một nhóm thanh niên và không còn thanh niên nhưng tâm hồn vẫn trẻ ở lại với bia Sài Gòn và đặc sản Ðồng Tháp.

Hôm sau chúng tôi lại thức sớm theo người hướng dẫn cũ đi tìm chim bằng đường bộ. Ðó là một khu xóm thưa nhà nhưng cây cối rậm rạp nằm trong địa phận của Vườn Quốc Gia Tràm Chim, cách khách sạn chừng 2 km. Ðang là buổi sáng sớm trời chưa nắng nóng nên chuyến đi khá thoải mái. Chúng tôi tìm thấy khoảng 17, 18 loài chim.

Cả hai ngày ở Tràm Chim, Hải-Ðăng rất hài lòng đã ghi chú vào sổ khoảng 50 loài chim khác nhau.

Rời Wildbird Hotel với chút lòng bâng khuâng, chúng tôi chạy vào Cao Lãnh để qua Sa Ðéc. Không còn dấu vết gì để giúp nhìn ra thành phố Cao Lãnh quá nhỏ bé và bất an xưa. Tôi còn nhớ suốt thời gian công tác vào đầu năm 73, đậu tàu ở Bến Ðá, tôi chỉ biết con đường nắng chang trước Tòa Tỉnh và quán cà phê duy nhất cạnh Sân vận động. Cũng may, không biết giang đỉnh nào đó đi kiếm ăn đã khám phá ra cù lao Mỹ Hiệp, cái ốc đảo xanh tươi giữa lòng Sông Hậu.

Xe đi ngang qua Làng Hoa Sa Ðéc, Tết Nguyên Ðán đã qua từ lâu nên Làng Hoa cũng mất đi sắc màu rực rỡ của nó. Người tài xế đang tìm đường đi đến ngôi nhà trong phim ?The Lover?. Lái quanh co mãi rồi chúng tôi cũng tìm đến được ngôi nhà nhìn ra Sông Hậu, tọa lạc sát bên khu chợ tấp nập.

Trái ngược với cảnh náo động chợ búa bên ngoài, ngôi nhà thật yên tỉnh sau cổng vào và sân gạch rộng rêu phong. Nhà được hoàn thành vào năm 1917, có kiến trúc hổn hợp Pháp thời Trung Hưng và Trung Hoa truyền thống với rồng chim, mai lan cúc trúc, mái lợp ngói âm dương.

Chi tiết trang trí công phu mà cảm giác tăm tối cô đơn của ngôi nhà như là biểu tượng cho niềm đam mê đã mất và lớn hơn nữa là sự tàn lụi của chế độ thực dân Pháp mở ra cánh cửa nhìn vào lịch sử rối rắm, u mê của đất nước.

Nhà văn nữ người Pháp Marguerite Duras sống ở Sa Ðéc từ 1928 đến 1932 với mẹ là hiệu trưởng một trường học ở đó. Tại đây, cô nàng Duras 15 tuổi đã gặp Huỳnh Thủy Lê, 27 tuổi, con trai một hào gia người Hoa. Mối tình đổ vỡ chết non là nguồn cơn cho cuốn tiểu thuyết best seller, đoạt giải Prix Goncourt năm 1984 của Duras. Người Tình (The Lover) đã được dịch ra 43 thứ tiếng và bán được hơn 2,4 triệu bản.

Tôi đứng bên bờ sông Hậu nước cuồn cuộn chảy nghĩ tới nỗi đam mê vũ lộng càn khôn của Marguerite Duras 15 tuổi khi yêu, nó cũng cuồn cuộn như ?những dòng sông chảy như thể trái đất dốc xuống?.

Ðiểm tới kế tiếp của chúng tôi là Vườn Cò Bằng Lăng trước khi về nghĩ qua đêm tại Cần Thơ để sáng sớm hôm sau thăm Chợ Nổi Cái Răng.

Qua khỏi Long Xuyên đi vào địa phận Cần Thơ, chừng 15km đến Ô Môn, Thốt Nốt thì rẽ vào cầu Bằng Lăng để tới Vườn Cò. Con đường nhỏ, ngoằn ngoèo, ngồi cạnh tài xế mà tôi cũng lên ruột theo. Xe chạy tầm 2km, chúng tôi đều thở phào đã đi đúng chổ vì tiếng cò,vạc như một ban

hòa nhạc Tây Nguyên rôn rã chiên cồng. Trả tiền vé mỗi người 20 ngàn đồng, chúng tôi trèo lên đài quan sát, lòng khích động không nguôi vì cả ngàn cò trắng bay lượn quanh mình.

Trong suốt gần một giờ, chúng tôi mê man đứng trên đài quan sát nhìn nhiều loài chim cò khác nhau nổi bật trong nền xanh của tre, trúc và cây bằng lăng điểm bông tím.

Theo ?quảng cáỏ, vườn cò Bằng Lăng hội tụ cả vài trăm ngàn con cò với khoảng 20 chủng loại khác nhau, đặc biệt là cò ráng với lông màu đỏ khá bắt mắt. Chiều nay tôi chỉ thấy loạn một màu trắng và đếm không xuể.

Tời đã chiều, tôi có cảm giác cò bay về tổ mỗi lúc càng nhiều nhưng nhìn thấy một nhóm du khách vừa đến nên chúng tôi đành tiếc rẽ leo xuống đất nhường đài quan sát cho họ. Tôi nhìn quanh, lắc đầu thở dài khi nhìn thấy quán tranh nhỏ ở góc vườn với tấm bảng nhỏ viết nguệc ngoạc bằng phấn trắng. Quán nhậu - Cò khìa nước dừa. Khách trong quán có lẽ là một đôi tình nhân (?) ăn mặc khá chỉnh tề. Cô gái mặc áo dài trắng, ngồi quay lưng dấu mặt. Tôi buồn cười, thầm nghĩ biết đâu anh chàng đưa nàng đến để nàng lên dáng cùng bầy cò trên kia làm một ?chùm? ảnh nhớ đời, may ra anh có dịp nói chuyện giăng ca con cò bay bổng qua sông, hỏi thăm em bậu có chồng hay chưa, có chồng năm ngoái, năm xưa, năm nay chồng để nên chưa có chồng.

Lúc ra xe, nhóm bốn người có bà thâu tiền vé vẫn chăm chú xòe tứ sắc.

Hải-Ðăng có lẽ còn nghi ngờ khả năng tiếng Việt của mình, hỏi tôi có phải cái bảng gổ viết vậy không?

Tây Ðô! Về tới khách sạn ở gần Bến Ninh Kiều Cần Thơ lúc Phố Ði Bộ vừa lên đèn LED chớp tắt rộn ràng. Lười về khách sạn lấy xe, lại lo khi trở về sẽ mất chổ đậu nên sau khi rảo xong vòng phố chúng tôi vào một tiệm mì người Hoa. Tôi cần một giấc ngủ hơn. Cô gái ?chạỷ vé thăm Chợ Nổi qua trung gian khách sạn đã dặn tới dặn lui sẽ chờ chúng tôi trước khách sạn lúc 4:30 sáng.

Ðúng thật! Trước 5 giờ sáng cô đã dắt hai, ba nhóm khách của cô bương bả xuống bến tàu. Tôi ?thuê bao chuyến? nên ba bố con nhanh chóng xuống ghe thẳng tiến về Chợ Nổi sau khi khoác áo phao lên người theo quy định.

Chiếc tắc ráng có mái che, máy ghe nổ dòn dục dã. Từ Bến Ninh Kiều tới chợ Cái Răng hết 30 phút, người chạy tắc ráng nói nghe tiếng mất tiếng còn vì âm thành hổn độn, hào hứng của cuộc đua ghe đang diễn ra. Ðoàn ghe chui qua cầu với bảng chử lớn ?Chợ Nổi Cái Răng? dựng chắc chắn trên thành cầu là đích cuối, thắng hay thua chúng cùng tỏa ra trong lúc bầy ghe đang đợi thơm mùi phở, mì, hủ tíu, kẹo bánh, trái câỷ nhanh chóng lao tới, nhập vào, rồi ôm choàng nhau đồng điệu. Tất cả đều diễn ra trong làn sương sớm của bình minh vừa ló dạng trên sông.

Tôi ân cần nhìn Hải-Ðăng, Roya lạ lẫm nhìn mãi cảnh sinh hoạt lạ mắt của chợ nổi, của người và thuyền quần tụ, tỏa ra, dạt trôi êm đềm theo sóng nước. Lòng tôi cũng nôn nao với cảm giác quây quần, đổi trao đằm thắm.

Chiếc ghe bán thức ăn sáng chèo cập sát vào tàu. Có lẽ cảm giác e dè lúc đầu đã tan biến trong cảnh rộn rịp người mua kẻ bán, vợ chồng Hải-Ðăng gọi bún phở và cà phê cho cả ba rồi ăn húp xì xụp, ngon lành. Giữa màu sắc rực rở tươi tắn của bầy xuồng ghe nhấp nhô theo sóng nước và tiếng nói, tiếng cười giữa con người bình dị, chân thành tất cả đều trở thành cao lương mỹ vị. Tôi níu tay người bán trái cây, kéo xuồng chị ta lại gần để nhận bịch dâu lớn vừa mua. Tiếng mạn đò chạm nhau, lòng bàn tay chai tần tảo, khuôn mặt rám nắng, ánh mắt cười sâu dưới chiếc khăn rằng quấn đầu, tiếng nói cười, sông nước?tất cả quyện lại thành nỗi vui nao nao dịu dàng.

Người lái tắc ráng tấp ghe mình cặp vào chiếc xà lan được dùng làm nơi bán đủ các loại kẹo bánh dừa đặc sản, mỹ phẩm chế biến từ dừa và quà lưu niệm. Có cả chổ trình bày từng bước cho du khách xem các thao tác sản xuất kẹo dừa để mua tại chổ.

Tôi bước rời khỏi đám đông du khách đang ồn ào mua sắm vì không muốn nghe những câu chửi bới tục tỉu, lớn tiếng như chổ không người với chất giọng khó nghe từ một nhóm người ăn mặc kịch cởm, quê mùa. Nhìn ghe xuồng vẫn chèo chống rập rờn kín cả một vùng sông rộng, ánh nước quẩy long lanh dưới ánh mặt trời vừa lên, lòng tôi nhanh chóng bình thản trở lại.

Sự mua bán đổi trao bình dị, chân thành trên mặt nước dập dềnh là sự pha trộn dung dị mà lãng mạng của con người với gió trăng sông nước. Cuộc sống thương hồ bồng bềnh vương vấn quá và từ đâu đó trong tiềm thức luôn là nỗi vọng nhớ về một vùng châu thổ xa vời.

Chỉ mới sau 7 giờ sáng. Chúng tôi lẳng lặng về lại khách sạn với tâm trạng người đi chơi quá khuya lén về nhà không muốn cho ai biết. Nằm nghỉ một lát, tôi nhớ ra khách sạn có điểm tâm, tôi cần ăn chút chi đó để uống mấy viên thuốc buổi sáng. Tôi ngạc nhiên khám phá ra điểm tâm buffet ở đây nhìn phẩm chất cao và có nhiều món để chọn, Tây Ta đều có. Vừa lúc đó tôi lại nghe âm thanh ?quen thuộc? ở Chợ Nổi từ hàng lấy thức ăn. Cô gái phục vụ có lẽ đã quen với tình huống này, im lặng đi nơi khác. Tôi thán phục nhìn cô gái. (Năm) mươi năm Hà Ðông. (Năm) mươi năm Hà TâỷThôi thì. Thì thôỉ Tôi lấy cho mình chén bánh canh, ít trái cây và ly cà phê cùng chai nước uống thuốc. Cà phê ngon. Một lát sau vợ chồng Hải-Ðăng cũng xuống tới. Như tôi, hai đứa khá ngạc nhiên.

Lúc cô phục vụ đến châm cà phê, tôi hỏi chuyện lúc nãy. Cô nhìn về phía đám người ở cuối phòng, nói nhỏ, bà ta lấy cả đĩa sausage không để lại trong khay bao nhiêu, cháu can thì họ lớn tiếng. À, ra là vậỷ

Chúng tôi đi dạo một vòng qua Cầu Ði Bộ Ninh Kiều ôm theo sông Cần Thơ ra đến bờ Sông Hậu. Sông nước mênh mông khiến lòng tưởng nhớ tới bóng dáng những chuyến phà qua Bắc Mỹ Thuận một thời xưa. Bên kia sông là Long Hồ, là chợ Trường An biết bao kỷ niệm.

Mấy mươi năm dâu biển, năm tháng trôi qua, xã hội tiến bộ dường bao, mà sao biết bao cảnh đời vẫn khổ đến điếng lòng. Con gái nghèo không chỉ bỏ quê lên Sài Gòn móng đỏ, áo màu kiếm tiền như ngày xưa mà còn đi xa lắm, đi cùng khắp bán vốn trời cho để sống. Thôi thì dẫu có miên man, lòng cũng đành trở về với thực tại mà xuống xề câu Tuyệt Tình Ca ?Tôi đứng đây mà ngỡ như đứng bên bờ sông Mỹ Thuận?Bờ cây xa mờ nhuộm khói hoàng hôn. Con nước lớn lục bình trôi rời rạc. Chiều đã xuống mặt trường giang bát ngát mà bóng người thương lẩn khuất giữa sông?đầỷ

Rời Bến Ninh Kiều về Sài Gòn qua ngã Vĩnh Long, chúng tôi dự định sẽ thăm viếng thành phố Mỹ Tho trước khi kết thúc chuyến đi Miền Tây.

Qua cầu Cần Thơ bắt đầu vào địa phận Vĩnh Long, tài xế Sơn tìm theo địa chỉ một quán ngon do người bạn anh giới thiệu để ăn trưa. Nhà hàng Hải Liên nước bao quanh, cạnh đó là Cà Phê Mé Sông, thức ăn có món ngon, món không ngon lắm. Ðang ăn thì trời mưa nên kéo dài, ăn hoài no bụng. Chúng tôi cùng anh Sơn, Google tìm địa chỉ Vườn Cò Hai Chìa ở xã Tân Mỹ, Huyện Trà Ôn, Vĩnh Long.

Sau chừng 6, 7 lần hỏi đường cuối cùng chúng tôi đã tìm tới nơi. Tuyệt vời một điều là ở xã Tân Mỹ, hỏi Vườn Cò Hai Chìa ở đâu ai cũng biết và chỉ dẫn cặn kẻ, nhưng vì đường quanh co khó đi nên phải hỏi nhiều lần.

Chúng tôi may mắn vì bất ngờ tìm đến mà ông Hai Chìa có ở nhà. Ông đón chúng tôi rất niềm nở, hái dừa chặt cho 4 chúng tôi giải khát, rồi kể chuyện nhà, chuyện cò chí nghĩa chí tình. Tôi đùa hỏi nhỏ ông. Anh có tới 2 cái chìa vậy anh có được mấy ổ khóa. Hai Chìa cười đôn hậu, răng sún cái còn cái mất. Bã đi năm ngoái rồi, bệnh ngặt ngèo cả mấy năm.

Khác với vườn cò Bằng Lăng Cần Thơ nhìn chim từ đài quan sát, ở đây chúng tôi có thể di chuyển thoải mái trên mặt đất lúc quan sát cả ngàn con chim, cò bay lượn hay đậu trên cây.

Miếng đất vườn nhà ông gần 2 héc ta, trước đây trồng, nhản, măng cụt, dâủ lợi tức rất khá. Chuyện bắt đầu từ năm 2006 có một đàn chim vạc vài chục con đến cư trú, rồi chúng cùng các loài chim khác cũng lũ lượt theo nhau kéo về. Vì thương chim, nên ông bà quyết định để môi trường phát triển tự nhiên không canh tác để dể dàng cho chúng sống và sinh sôi.

Ðặc biệt, cuối năm 2018 cò nhạn (cò ốc) là loài chim trong danh sách chim quý hiếm cũng chọn vườn nhà ông cư trú.

Ðến năm 2020, số lượng chim, cò về đông nhất, 20 loài với khoảng 6000 ? 8,000 con.

Những năm qua tệ nạn săn bắt ngày càng tệ hại, ông phải một mình ngăn chận rất vất vả.

Chúng tôi bịn rịn chào từ giã ông Hai Chìa. Hải-Ðăng tặng ông một số tiền để ông tùy nghi.

Chúng tôi uống cà phê, nghỉ chân ở Mỹ Tho rồi về tới Sài Gòn giữa cơn mưa lớn.

(Còn tiếp)


****

Phan Thái Yên

Mục Lục


5. Lại Chuyện Thầy Trò


Kim Loan


Hồi ở trại tỵ nạn Thailand, tôi có lúc đã quay cuồng ?chạy sổ đi học 4 thứ tiếng.

Thứ nhất, là tiếng Thailand. Vì nghe bà con rỉ tai bảo nhau, nếu chẳng may bị rớt thanh lọc không được đi định cư nước thứ ba, thì dứt khoát không quay về Việt Nam mà trốn ra ngoài Thái sinh sống, làm ăn rồi lấy chồng Thái để... trả thù dân tộc và để?gỡ lại vốn 3 cây vàng tiền vượt biên. Và trước mắt là phải biết mấy câu tiếng Thái để khi đi phỏng vấn thanh lọc mà chào hỏi mấy anh chị luật sư người Thái.

Thầy dạy tiếng Thái là người Việt tỵ nạn, nhưng có thời gian dài sinh sống ở vùng biên giới Cambodia-Thailand nên rành luôn hai tiếng đó. Lớp học hơn chục người, vui như Tết, vì có gì thắc mắc cứ hỏi bằng tiếng Việt, thầy tận tình chỉ dẫn . Mỗi buổi học xong, tôi và nhỏ bạn hớn hở đi thẳng ra khu chợ trong trại để thực tập tiếng Thái với mấy chế bán hàng, dễ nhất là ?Sawa đi khả (Chào anh/ chị) và ?khap khun? (cám ơn) rồi cười đau cả bụng khi nói sai nói lộn các câu khác, hiểu ra ý tùm lum tà la.

Thứ hai, là tiếng Tàu. Dĩ nhiên, chúng tôi chẳng muốn qua China định cư, nhưng dân Tàu ?đông hơn quân Nguyên?, có mặt khắp các ngõ ngách trên trái đất này, nên cứ học chút tiếng Tàu để đấy, phòng xa, thừa còn hơn thiếu. Ông Thầy này là người Việt gốc Tàu Chợ Lớn nhưng chả hiểu sao không nói rành tiếng Việt, báo hại chúng tôi phải nói chuyện với Thầy bằng tiếng Anh hoặc Tiếng Tàu mới lõm bõm cấp ?abc?, mỏi cả miệng. Phải nói không ngoa rằng tiếng Tàu là tiếng khó học và phức tạp nhất hành tinh này, nội bảng chữ với các hình phải nhớ là nhức cả đầu nên chỉ mới hơn hai tuần, chúng tôi đành bỏ cuộc.

Thứ ba, là tiếng Pháp. Nước Pháp thì có liên quan gì đâu nà!? Có lẽ do ảnh hưởng một thời nghe ca sỹ Thanh Lan và Elvis Phương hát các bài nhạc Pháp lời Việt mà mê mẩn, và đọc sách báo mơ mộng về kinh đô ánh sáng, có tháp Eiffel, có dòng sông Seine, có vườn Luxembourg lãng mạn trữ tình. Nhưng lý do quan trọng nhứt, là ?thầy giáo dạy tiếng Pháp là chàng người Cambodia lai Tàu, cao to, trắng trẻo, đeo cặp kiếng trắng thư sinh, đẹp trai như tài tử Hàn Quốc Hyun Bin.

Thầy này, nói đúng hơn, là đồng nghiệp nhân viên Cao Ủy giống như tôi, nhưng tôi làm ở Văn Phòng dành cho người tỵ nạn Việt Nam, còn hắn thì ở văn phòng cho người Lào Hmong và Cambodia. Những buổi trưa im vắng rảnh rỗi, ít dân tỵ nạn lên hỏi han chuyện giấy tờ, tôi ngồi từ văn phòng của mình nhìn qua cửa sổ về phía bên kia, hắn cũng tươi cười vui vẻ, rồi ra hiệu cho tôi, đại khái là hắn đi qua ngồi nói chuyện cho vui, nhé?! Tôi gật đầu, và hai đứa chúng tôi ríu rít chuyện trò, với mục đích ban đầu và duy nhất là ? practice English? lẫn nhau, riết rồi ngày nào cũng ?tám?, lôi cả chuyện gia đình, chuyện quá khứ ra kể lể vì hắn và tôi cùng tuổi.

Hắn bảo, hắn đang học trong trường huấn luyện pilot dân sự với ước mộng đưa khách du lịch bay lượn trên bầu trời, nhưng rồi ba má hắn ra lệnh cả gia đình phải vượt biên qua biên giới Thailand vào trại tỵ nạn, hy vọng sẽ được định cư bên Mỹ, đổi đời .

Khi ở Cambodia hắn được học trong trường nói tiếng Pháp nên hắn khá sành sõi và dụ dỗ tôi học thêm ngôn ngữ này, hắn tình nguyện mời tôi vào lớp học miễn phí, khỏi phải đóng tiền như các học viên khác. Thế là từ đó, các buổi nói chuyện của chúng tôi tại văn phòng Cao ủy thêm rộn ràng vì có phần ?practice French? mà chủ yếu là ?thầỷ khảo bài tôi, và tôi thì luôn luôn ?hổng thuộc bàỉ để hắn lại phải kiên nhẫn giảng giải thêm. Bà boss văn phòng Cao Ủy vui tính hiểu chuyện, thỉnh thoảng mang bịch bánh qua bàn cho tôi bồi dưỡng vì ?học hành căng thẳng?, nhưng khi còn lại một mình tôi, bà nháy mắt hỏi:

- Hai đứa bay có ... yêu nhau không vậy? Xứng đôi vừa lứa lắm đó.

Tôi cũng nháy mắt, đáp lời bà:

- Tôi hổng có cảm giác đó, còn hắn thì ... ai biết đâu nà!

Tuy vậy, lớp học tiếng Pháp cũng chỉ được vài tháng vì trại có biến cố biểu tình, toàn bộ dân Việt tỵ nạn bị chuyển qua trại Sikiew, còn dân Cambodia và Hmong vẫn ở lại trại cũ, chúng tôi ?thầy đi đường thầy, tôi đi đường tôỉ, chẳng còn dịp nào gặp lại nhau.

Thứ tư, là như mọi người khác trong trại, tôi phải học tiếng Anh.

Nghe thiên hạ đồn có ?bác? nào đó ra đi tìm đường cứu nước, rồi phiêu bạt sang trời Tây làm phụ bếp trên tàu, nói được 29 thứ tiếng, tôi bán tín bán nghi, vì lúc tôi học cùng một lúc 4 thứ tiếng đã mệt bở hơi tai, tẩu hoả nhập ma, đêm ngủ nói nhảm liên hồi, mệt mỏi bơ phờ may mà chưảphát điên.

Dù sao thì sau khi rơi rớt ở các lớp học tiếng Thái, tiếng Tàu, tiếng Pháp, thì tôi vẫn miệt mài ở các lớp Tiếng Anh. Suốt bốn năm ở trại, tôi học với vài Thầy khác nhau theo từng trình độ, để rồi năm cuối cùng tôi đủ mạnh dạn vào trường ESL làm cô giáo dạy lớp Tiếng Anh vỡ lòng cho đồng bào tỵ nạn. Kỷ niệm với các Thầy thì nhiều lắm, nhưng có một kỷ niệm tôi nhớ hoài.

Hôm ấy đang đi lang thang trong trại tỵ nạn Panatnikhom, tôi gặp lại người bạn đồng hương Gò Vấp. Hắn hỏi tôi có đi học Anh Văn ở đâu chưa, tôi trả lời, thì cũng có, nhưng trình độ lớp hơi thấp, tôi muốn học lớp cao hơn chút. Nghe vậy, hắn giới thiệu tôi vào một lớp Anh Văn ngay khu nhà hắn. Tôi hỏi giá cả, hắn bảo, tỵ nạn mà, có nhiêu trả nhiêu, Thầy giáo rất linh động vì Thầy cũng là thân phận tỵ nạn.

Rồi tôi theo lời chỉ dẫn của hắn đến lớp học, chào Thầy, rồi hỏi han mấy người chung lớp, họ cũng nói giống bạn tôi, rằng giá chung chung là như thế, nhưng có tiền thì đóng, không có thì tháng sau, có lúc nào trả lúc đó, hoặc trả theo khả năng, tỵ nạn mà. (Nghe thấy thương làm sao ba chữ ?tỵ nạn mà!?). Vì thế tôi an tâm đến lớp mỗi ngày, chờ đến đầu tháng có thư có tiền bên Mỹ gửi qua, tôi sẽ thanh toán cho Thầy.

Ðến ngày có tiền, tôi nhớ mấy lần thấy mấy chị trong lớp cứ xòe mấy tờ tiền đưa thẳng cho Thầy, đôi khi làm Thầy hơi mắc cỡ khi nhận tiền. Vốn bản tính lâu lâu thích làm chuyện ?khác ngườỉ, nghĩ ra ?fancy things? cho đời tỵ nạn bớt nhàm chán, tôi chạy qua nhà kế bên xin cái phong bì vì tôi hết phong bì chưa kịp mua. Nhưng chị hàng xóm không có phong bì trắng, chị lục lọi một hồi chỉ còn loại màu hồng, có hoa lá cành viền xung quanh, nhìn cũng đẹp. Thôi thì có còn hơn không, vả lại cũng tới giờ đến lớp, không còn thời giờ chạy ra chợ mua phong bì khác như ý muốn.

Tôi bỏ tiền vào chiếc phong bì màu hồng sạch sẽ, lịch sự, thơm tho rồi đến lớp. Tan học, chờ mọi người về hết, tôi nán lại, trao cho Thầy phong bì. Lúc ấy tôi chợt thấy màu hồng cũng hơi... sến súa (sến nhứt là chùm hoa lá cành in bên ngoài nữa chớ), nhưng đã lỡ rồi, nên tôi bỗng dưng bẽn lẽn, nói lí nhí :

- Em gửi Thầy cái này!

Thầy hơi bất ngờ, nhìn tôi ngại ngùng, mặt đỏ bừng, không nói nên lời, tay run run đón lấy chiếc phong bì. Tôi cũng không nghĩ tình huống lại như thế, chẳng biết phải giải thích tại sao dùng phong bì, và chẳng biết nói sao về cái phong bì màu hồng rất ư là ...cải lương, tôi bèn quay đi, thì Thầy vội vàng giữ tôi lại, nhìn tôi, đôi mắt thiết tha, rồi ấp úng:

- Em viết gì trong đó cho tôi vậy, thơ hả? Nghe nói em biết làm thơ, và tôi cũng rất thích Thơ.

Giờ thì đến lượt tôi bất ngờ, mới thấy cái bản tính ?fancỷ của tôi không phải lúc nào cũng hay ho. Biết thế cứ đưa tiền ra như mọi người khác cho xong, khỏi bày vẽ ?phong? với chả ?bì?. Nhìn vẻ mặt bối rối, lúng túng của Thầy, tôi thấy có lỗi, dở khóc dở cười, đành lấy hết can đảm trước khi bước đi, nói rất nhanh, một sự thật phũ phàng trần trụi:

- Dạ không, là tiền học phí tháng này đó Thầy!



Edmonton, tháng 8/ 2023
****

Kim Loan

Mục Lục


6. Hạ Về

Bạch Liên




*
Hạ về cỏ dại vàng khô
Gầy gò nên hết bi bô chuyện trò
Bèo nhèo, nghiêng ngả buồn xo
Không thèm nhúc nhích, nhỏ to tâm tình
*
Mỗi năm nắng hạ linh đình
Quay về mơn trớn bóng hình thầm yêu
Nàng hoa muôn sắc mỹ miều
Thẹn thùng làm dáng, nắng chiều mơn man
*
Trái tròn lủng lẳng đeo mang
Nhánh cành oằn trĩu, chín vàng, đỏ au
Hè về sai trái chen nhau
Nhanh tay thu hoạch? chóng mau hết mùa
*
Nhân sinh buồn cúi đầu ?thua
Vàng son một thuở vui đùảđành tan
Không ai kéo níu thời gian
Xin đừng lao vút, phũ phàng lắm đa !....
*
Ước gì luồng gió se lạnh khe khẽ thổi về, âm thầm xua đuổi mùa hè nóng cháy, đang ầu ơ thiêu rụi cọng cỏ buồn tênh. Cánh đồng cỏ dại hai bên lề đường nằm ngoắt ngoéo, ủ rũ vàng khô. Cỏ lớn, cỏ bé gì gì? đều ngước mặt nhìn lên trời caỏ không nói được lời nào. Vì cổ họng bỏng rát hết rồi.

Màu vàng âu sầu nhuộm luôn cả sườn đồi núi chập chùng, phơi bày lồi lõm đường cong xấu xí. Nhìn thoáng qua, ta cứ ngỡ là vóc dáng của một thời vàng son muộn màng, đã lùi tàn vào dĩ vãng mù khơi. Với làn da nhăn nheo thảm sầu, in hằn nhiều vết chai sạm lấm chấm đồi mồi. Ðây là đóa hoa thời gian cuối mùa, không ai mong đợi bao giờ. Những đường cong uốn khúc, tàn tạ xác xơ, giống y hệt như mấy ông già bà lão (chúng ta đó? ới ời ơi !... híc?híc?)

Không gian khô héo vì gió nóng cứ luồn lách, len chảy, loang theo những bãi cỏ hoang trên đồi núi. Hơi nóng hội tụ tạo sinh ra ngòi que diêm vô hình. Mau chóng léng phéng, nhen nhúm bắt ngọn lửa bừng cháy.

Lòng người cũng càu nhàu theo cái rít rống của thiên nhiên. Nhân sinh vật đều khắc khoải mong chờ cơn mưa hạ. Buổi trưa hôm qua, tôi đang chạy xe trên đường, mặc dù là ngày nắng hạ. Nóng lên tột đỉnh, hâm hấp, nung nấu người và cỏ? thành cá khô. Bỗng dưng, cơn mưa nhè nhẹ buông lơi giữa bầu trời hoang vắng. Thì ra tin tức báo tin, cháy rừng từ Las Vegas kéo về mù trời.

Mưa hạ ới ờỉ.Mưa gì mà rơi hạt li ti nhỏ xíu xìu xiu à ! Vừa tung tăng rớt xuống kiếng xe, nháy mắt?khô queo liền. Ngộ ghê !

Biết vậy. mà sao ta vẫn mong chờ từng cơn mưa hạ quay về. Con người luôn cầu mong mọi điều an lành xảy đến, theo dòng đời trôi. Tuy mưa hạ ngắn ngủi, nhưng cũng đủ tưới mát hồn người sau một chuỗi ngày hè rực lửa. Trên cõi trần gian cay nghiệt này, có gì gọi là hoàn hảo và tuyệt đối đâu nà.

Khi ta biết? đủ, thì nên sống theo cái đủ này. Cảm nhận hạnh phúc với những gì mình đang có. Hoàn hảo rồi !...

Nếu ta cứ tròm trèm, đèo bồng thêm nữa, đôi khi quá sức khoẻ của chính bản thân mình. Một ngày hơi thở hờn dỗi chủ nhân, không thèm nhúc nhích cục cựa thì? xuôi tay. Có ông vua nào, có tổng thống nào mang theo triệu kí lô vàng theo được đâu nà ?! Không đem theo được một xu nào, cũng như cái nút áo còn bị cắt bỏ lại mà.

Thế gian chẳng qua là cõi trần tạm bợ, vần xoay theo bốn mùa kiêu sa. Thường thì ít khi nào cho ta được thỏa mãn, tất cả những điều gì mình mơ ước, trong cùng một thời điểm. Mùa hè đến, con người thong thả rong chơi thỏa thích - thì lại có những trận cháy rừng nghiệt ngã gây ra bởi cái nắng gắt gay.

Thôi thì, chuyện gì không vui, ta đành xếp cất một bên đời. Chúng ta cùng an vui nhìn ngắm vạn vật, yểu điệu khoe dáng trước mắt mình. Ơ kìa ?. Mùa hạ trút đổ chùm nắng hoàng anh, tô phết lên đôi má của các cô gái màu hồng thẹn thùng dễ thương.

Ðằng kia kìa ?. Tiếng ve kêu rộn ràng trên cành phượng vĩ, thầm tiếc thương bao cánh mỏng mong manh vừa rụng rơi. Cánh hoa tàn úa chao đảo, cúi xuống bờ cỏ héo sầu. Cả hai đồng tình thông cảm cho nhau, khi cùng ngồi chung trên chiếc thuyền tình định mệnh.

August 3 - 2023
n

Bạch Liên

Mục Lục


III . Nhạc___________________________________________________________

1.Tóc Mây


Chương Hà


"Tóc mây sợi ngắn sợi dài

Lấy nhau chẵng đặng thương hoài ngàn năm"

Khi tình yêu đến, mùi tóc dễ quyến rũ : Mùi bồ kết, mùi cỏ ,mùi hoa dại ....

https://youtu.be/STrJxnNFcFM


Phố Vắng Em Rồi
Tình dang dở thường chất chứa nỗi đau sâu thẳm đời người Mời thân hữu chia sẻ bản nhạc hay xưa
Phố Vắng Em Rồi
Sáng tác Mạnh Phát
Trình bày Chương Hà
https://youtu.be/twvj-2s4fRs?si=ArZ9TivUn-VLEzq6


Biển Trời Maui
Maui, hải đảo thần tiên đã có lần ghi cho tôi một kỷ niệm thật đẹp trong đời. Nhìn lửa đỏ rực trời, thiêu rụi cả một vùng Lahaina mà xót xa. Mời thân hữu cùng sống lại chút kỷ niệm cũ
Maui-Biển Trời Maui
Thơ Nhật Thụy Vi và Chương Hà
Nhạc đệm Chiều Vàng Hạ huy cầm
Phong cành và hình ảnh trình diển của người bản đía
CH
https://youtu.be/0MQifF6j2tY

Ðêm Buồn Tỉnh Lẽ
Nhớ chút tình yêu thời ly loạn
Mời thân hữu nghe
Ðêm Buồn Tỉnh Lẽ
nhạc Tú Nhi - Bằng Giang
tiếng hát Chương Hà
bản nhạc từng rung động bao trái tim giới trẻ thập niên 60-70
CH
https://youtu.be/z31_Z4Lgx8Q

LỠ LẦM
Có bao cuộc tình rất đẹp chỉ vì một chút lỡ lầm mà phải buông xuôi
Mời thân hữu xem youtube mới
Lỡ Lầm
nhạc và lời Chương Hà
hoà âm Ðông Nguyễn studio
trình bày cs Ðông Nguyễn
pps Nhật Thụy Vi
https://youtu.be/YSkljxSJTZs

Chương Hà

Mục Lục


IV. Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 255 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMuạcom Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ

Ðịa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors